Theo khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, thị thực (visa) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Trong bài viết này, Luật Thành Đô sẽ tư vấn cho khách hàng về Các loại thị thực và thủ tục xin cấp các loại thị thực phổ biến ở Việt Nam.

Các loại thị thực phổ biến cho người nước ngoài
Các loại thị thực phổ biến cho người nước ngoài

I. CÁC LOẠI THỊ THỰC PHỔ BIẾN

Quy định tại điều 8 Luật xuất nhập cảnh. Dưới đây là một số loại thị thực phổ biến cho người nước ngoài:

STT Ký hiệu thị thực Thời hạn tối đa
1 ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng Không quá 03 năm
2 ĐT4: Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng Không quá 12 tháng
3 LS: Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam Không quá 5 năm
4 DN1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Không quá 12 tháng
5 DN2 – Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”; Không quá 12 tháng
6 NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Không quá 12 tháng
7 NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam. Không quá 12 tháng
8 NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam. Không quá 12 tháng
9 LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác Không quá 2 năm
10 LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động Không quá 2 năm
11  DL – Cấp cho người vào du lịch. Không quá 3 tháng
12 TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam. Bằng thời hạn cấp cho người nước ngoài được cấp thị thực

II. THỦ TỤC XIN CẤP THỊ THỰC (VISA) CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐANG TẠM TRÚ Ở VIỆT NAM

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo từng trường hợp sau:

2.1. Hồ sơ xin gia hạn visa lao động

(1) NA5

(2) NA16

(3) Giấy giới thiệu

(4) Đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức (sao y)

(5) Giấy phép lao động/ Không thuộc trường hợp cấp giấy phép lao động

(6) Hộ chiếu bản gốc

(7) Giấy xác nhận tạm trú

2.2. Hồ sơ xin gia hạn visa doanh nghiệp

(1) NA5

(2) NA16

(3) Giấy giới thiệu

(4) Đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức (sao y)

(5) GIấy xác nhận tạm trú

(6) Hộ chiếu bản gốc

2.3. Hồ sơ xin gia hạn visa đầu tư

(1) NA5

(2) NA16

(3) Giấy giới thiệu

(4) Đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức (sao y), giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, xác nhận chuyển tiền góp vốn vào ngân hàng.

(5) Giấy xác nhận tạm trú

(6) Hộ chiếu bản gốc

2.4. Hồ sơ gia hạn visa thăm thân

(1) NA5

(2) NA7

(3) Giấy giới thiệu

(4) Đăng ký kết hôn

(5) Giấy xác nhận tạm trú

(6) Hộ chiếu bản gốc

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ: Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh trực tiếp làm thủ tục tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở chính mời, bảo lãnh cư trú.

Bước 3: Nhận kết quả:

a) Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu

b) Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ).

Người nước ngoài khi vào Việt Nam có nhiều mục đích khác nhau như: đi du lịch, vào làm việc cho doanh nghiệp dưới 3 tháng

III. THỦ TỤC XIN CẤP THỊ THỰC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG TẠM TRÚ Ở VIỆT NAM

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định

(1) NA2

(2) NA16

(3) Giấy giới thiệu

(4) Đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức (sao y)

(5) Hộ chiếu bản photo

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ: Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh trực tiếp làm thủ tục tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở chính mời, bảo lãnh cư trú.

Bước 3: Nhận kết quả:

a) Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận, chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu

b) Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ).

Kết quả: Thư mời nhập cảnh (nhận visa tại Cửa khẩu hoặc Đại sứ quán Việt nam tại nước sở tại)

Bài viết cùng chủ đề:

Người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam cần giấy tờ gì?

Trên đây là tư vấn của Luật Thành Đô về Các loại thị thực phổ biến cho người nước ngoài. Nếu quý khách hàng còn thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ Hotline 0919 089 888

Đánh giá bài viết này