- Chuyên mục: Tư vấn luật hành chính, Tư vấn luật hôn nhân
- Ngày đăng: 14/01/2021
- Tác giả: Ban biên tập
Ly hôn là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên khi cuộc sống hôn nhân đi vào bế tắc thì ly hôn là một biện pháp giải thoát cho cả đôi bên. Sau khi ly hôn, việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hộ khẩu cũng không phải đơn giản. Thủ tục tách và chuyển hộ khẩu sau khi ly hôn gồm những gì, trong bài viết dưới đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này.

Câu hỏi của khách hàng:
Xin chào Luật sư, tôi và chồng vừa mới ly hôn. Tôi muốn chuyển hộ khẩu về nhà mẹ đẻ nhưng chưa biết trình tự, thủ tục như thế nào, cần những giấy tờ gì. Mong được Luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư trả lời:
Chào bạn, với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Luật Cư trú 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)
– Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
– Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
– Thông tư 36/2014/TT-BCA quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.
– Thông tư 61/2014/TT-BCA quy định về quy trình đăng ký cư trú.
II. THỦ TỤC TÁCH SỔ HỘ KHẨU
1. Hồ sơ xin tách khẩu gồm những gì?
Khi muốn làm thủ tục tách khẩu, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
– Sổ hộ khẩu
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (HK02)
Lưu ý: Chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.
2. Trình tự, thủ tục tách khẩu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như hướng dẫn ở trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan công an có thẩm quyền nơi bạn đang đăng ký thường trú. Cụ thể:
– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đối chiếu hồ sơ với các quy định của pháp luật về cư trú:
– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
– Nếu hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
– Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho bạn và có nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).
Bước 3: Trả kết quả:
Thời hạn giải quyết tách sổ hộ khẩu: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Lệ phí tách sổ hộ khẩu: Theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
III. THỦ TỤC NHẬP HỘ KHẨU
1. Hồ sơ nhập hộ khẩu gồm những gì?
Khi đi đăng ký nhập hộ khẩu mới, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Bản khai nhân khẩu (HK01);
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02);
– Giấy chuyển hộ khẩu (HK07);
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
– Giấy tờ tài liệu chứng minh thuộc một trong các điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương;
– Sổ hộ khẩu
2. Trình tự, thủ tục nhập hộ khẩu:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như hướng dẫn ở trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan công an có thẩm quyền nơi bạn muốn đăng ký thường trú. Cụ thể:
– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đối chiếu hồ sơ với các quy định của pháp luật về cư trú:
– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ viết giấy biên nhận trao cho bạn.
– Nếu hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho bạn.
– Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho bạn và có nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).
Bước 3: Trả kết quả
Thời hạn giải quyết nhập hộ khẩu: không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Lệ phí nhập hộ khẩu: Theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Các bài viết liên quan:
Thủ tục để người nước ngoài cư trú tại Việt Nam
Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 0919 089 888 để được hỗ trợ giải đáp.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn