- Chuyên mục: Tin tức
- Ngày đăng: 14/05/2022
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Trung tâm học tập cộng đồng (Community Learning Centres) là cơ sở của hệ thống giáo dục không chính quy/giáo dục thường xuyên cùng với các thiết chế văn hóa – giáo dục khác Đây là mô hình giáo dục của cộng đồng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc triển khai giáo dục vì sự phát triển bền vững tại cộng đồng dân cư ở cấp xã.
Các trung tâm giáo dục cộng đồng là trường học suốt đời của người lớn ở cộng đồng, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng xã hội về giáo dục. Để cá nhận, tổ chức hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập trung tâm học tập cộng đồng, Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết Thủ tục thành lập trung tâm học tập cộng đồng.

I. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
Theo Điều 42 Nghị định số 46/2017/NĐ-CP để trung tâm học tập cộng đồng cần đạt đủ các điều kiện sau để được thành lập:
– Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.
– Trung tâm học tập cộng đồng phải có cán bộ quản lý, giáo viên, kế toán, thủ quỹ đáp ứng được yêu cầu hoạt động theo quy định.
– Trung tâm học tập cộng đồng phải có địa điểm cụ thể, cơ sở vật chất và các thiết bị, chương trình giáo dục, kế hoạch và tài liệu học tập cần thiết đáp ứng được yêu cầu hoạt động của trung tâm trên cơ sở đầu tư, trang bị mới hoặc tận dụng các cơ sở vật chất sẵn có trên địa bàn cấp xã.
Ngoài ra, cần có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
II. THỦ TỤC THÀNH LẬP TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
2.1. Thành phần, số lượng hồ sơ
Hồ sơ gồm:
– Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm học tập cộng đồng trong đó nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện theo quy định.
– Sơ yếu lý lịch và bản sao có chứng thực các giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ của những người dự kiến làm cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.2. Trình tự thực hiện
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm học tập cộng đồng gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định các điều kiện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trung tâm học tập cộng đồng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả: Đối với hồ sơ nộp trực tiếp tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Phòng Giáo dục và Đào tạo tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu).
Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến ở mức độ 3, tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ liên quan đã được gửi trực tuyến.
2.3. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
– Cơ quan/Người có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2.4. Đối tượng thực hiện
UBND cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập trung tâm học tập cộng đồng.
2.5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định thành lập trung tâm học tập cộng đồng.
2.6. Lệ phí
Không.
Bài viết cùng chủ đề:
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thành Đô về thủ tục thành lập trung tâm học tập cộng đồng. Nếu Quý độc giả còn có bất cứ vướng mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp chi tiết.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn