Hoạt động mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động thương mại, là quá trình tất yếu đối với nhu cầu kinh doanh của bên bán, nhu cầu sử dụng hàng hóa của người tiêu dùng. Trong quá trình mua bán hàng hóa cho người tiêu dùng, bên bán phải cung cấp chính xác các thông tin hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Nếu bên bán vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng trong những trường hợp nhất định có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết về “Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng”.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ
vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ

II. HÀNH VI VI PHẠM VỀ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG

Theo Điều 47 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng được quy định như sau:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân có một trong các hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng sau đây:

+ Không cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa theo quy định;

+ Không cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa theo quy định;

+ Không cung cấp hướng dẫn sử dụng hoặc không cung cấp thông tin về điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành theo quy định;

+ Không thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch theo quy định;

+ Che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng theo quy định.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với bên thứ ba có một trong các hành vi vi phạm sau đây về cung cấp thông tin của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng:

+ Cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp theo quy định;

+ Không có chứng cứ chứng minh hoặc không thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ.

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với chủ phương tiện truyền thông, người cung cấp dịch vụ truyền thông là bên thứ ba có một trong các hành vi vi phạm sau đây về cung cấp thông tin của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng:

+ Không có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng;

+ Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng.

Ngoài hình thức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng nêu trên thì người thực hiện hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung.

Cụ thể là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm chủ phương tiện truyền thông, người cung cấp dịch vụ truyền thông là bên thứ ba có các hành vi vi phạm về cung cấp thông tin của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Bên cạnh đó người thực hiện hành vi che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng theo quy định còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.

Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy đối với các hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, tùy thuộc vào các hành vi cụ thể mà chủ thể thực hiện các hành vi này sẽ bị phạt tiền với các mức khác nhau, ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm.

Bài viết cùng chủ đề:

Kinh doanh hàng hóa nhập lậu bị xử lý như thế nào?

Hành vi đầu cơ hàng hóa bị xử lý thế nào?

Trên đây, là bài viết của Luật Thành Đô về: “Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng”. Quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết trên, nếu có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến các vấn đề xử lý vi phạm về hành vi cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng vui lòng liên hệ Luật Thành Đô để được tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)