Phiếu lý lịch tư pháp được coi là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Việc thực hiện thủ tục cấp lý lịch tư pháp này đơn giản hay phức tạp? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Kính mời quý khách hàng tham khảo bài viết “Thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam” của Luật Thành Đô.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.

II. PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN ĐỂ XIN PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

2.1. Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định: “Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản”.

Phiếu lý lịch tư pháp có vai trò quan trọng đối với các đối tượng làm các thủ tục hành chính liên quan đến yếu tố nước ngoài như: đi du học, xin việc làm, định cư ở nước ngoài…

Ngoài ra, phiếu lý lịch tư pháp cũng là căn cứ để cơ quan nhà nước đánh giá tư cách đạo đức của công dân, xem xét việc xuất nhập cảnh, thôi, trở lại quốc tịch, được nuôi con hay không, cấp chứng chỉ hành nghề hay không…

Bên cạnh đó, phiếu lý lịch tư pháp có ý nghĩa trong việc xác định cá nhân có được phép tái hòa nhập cộng đồng trong trường hợp người từng có tiền án tiền sự.

Xin phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam
Xin phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam

2.2. Điều kiện để xin phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Khoản 1 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định: “Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.”

Như vậy, người nước ngoài có thể xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Việt Nam thì người đó phải đang cư trú tại Việt Nam hoặc trước đó đã từng cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, để thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch cho người nước ngoài cần đáp ứng điều kiện sau:

Người nước ngoài có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

Người nước ngoài có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn các hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong 1 năm.

Bài viết cùng chủ đề:

Làm phiếu lý lịch tư pháp theo quy định mới nhất

Dịch vụ xin lý lịch tư pháp nhanh, giá rẻ

III. CÁC LOẠI PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM

Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, Phiếu lý lịch tư pháp gồm 02 mẫu

* Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho:

Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình;

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

* Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho: Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và được cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

IV. THỦ TỤC XIN PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

4.1. Hồ sơ xin phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam

(1) Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài;

(2) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

(3) Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký tạm trú, cư trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

(4) Bản sao sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Nếu không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực để thay thế theo quy định của pháp luật).

Trong trường hợp ủy quyền làm lý lịch tư pháp thì cần có thêm giấy tờ sau:

– Bản chính Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực;

– Xuất trình giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) của người được ủy quyền (chỉ ủy quyền trong trường hợp cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1).

4.2. Thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam

Bước 1. Nộp hồ sơ

Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú.

Trường hợp người nước ngoài đã rời Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Ngoài ra, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Bước 2. Nhận kết quả

Nộp phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Sau khi nộp đầy đủ phí, người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhận giấy hẹn cấp phiếu.

Thời hạn không quá 15 ngày làm việc, người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp đến nhận kết quả theo thời gian ghi trong giấy hẹn.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Với các thông tin về “Thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài tại Việt Nam” mà Luật Thành Đô trình bày trên, hy vọng sẽ giúp ích cho Quý khách hàng. Trân trọng cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm và tin dùng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô.

5/5 - (1 bình chọn)