Dịch vụ logistic là một trong những hoạt động thương mại phổ biến hiện nay. Thương nhân muốn thực hiện kinh doanh dịch vụ logistic cần phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh dịch vụ này, thương nhân được trao các quyền trong kinh doanh, bên cạnh đó là các nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Vậy thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền và nghĩa vụ, giới hạn trách nhiệm như thế nào?

Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền và nghĩa vụ, giới hạn trách nhiệm như thế nào”.

I. Cơ sở pháp luật

Luật thương mại 2005;

Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.

II. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

2.1. Quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

Theo điều 233 Luật Thương mại 2005: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Theo đó, có thể hiểu Dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại và chủ thể thực hiện kinh doanh dịch vụ này là thương nhân, thực hiện các công việc từ nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu cho đến giao hàng hoặc thực hiện các dịch vụ khác theo thỏa thuận giữa các bên. Bên thực hiện dịch vụ sẽ được trả thù lao bởi bên sử dụng dịch vụ.

Căn cứ điều 235 Luật thương mại 2005 quy định về quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics như sau:

– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác;

– Trong trường hợp có lợi cho khách hàng, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng;

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics

2.2. Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

Căn cứ điều 235 Luật thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics như sau:

– Thương nhân có nghĩa vụ thực hiện theo chỉ dẫn của khách hàng;

– Trong quá trình thực hiện theo chỉ dẫn, nếu không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn;

– Thương nhân phải thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã thỏa thuận, nếu không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.

– Thương nhân có nghĩa vụ phải thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.

III. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

Giới hạn trách nhiệm của thương nhân là hạn mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải chịu.

Cụ thể, giới hạn trách nhiệm được quy định tại Điều 238 Luật thương mại 2005 như sau:

– Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá.

Trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì giới hạn trách nhiệm sẽ theo thỏa thuận này.

-Giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được chính phủ phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế.

– Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chỉ được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu người những thiệt hại này là khách quan và bất khả kháng.

Trường hợp các bên có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra thì thương nhân sẽ không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường mà phải tiến hành bồi thường tương ứng với phần thiệt hại đã xảy ra.

-Tại Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics quy định, nếu pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận.

Trường hợp các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau:

+ Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.

+ Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.

Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định trong quá trình kinh doanh dịch vụ này. Trong quá trình kinh doanh, nếu xảy ra các thiệt hại do vô ý hoặc do khách quan, sự kiện bất khả kháng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic sẽ được áp dụng giới hạn trách nhiệm bồi thường theo luật định.

5 ly do nen du dung dich vu phap ly cua luat thanh do scaled
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết liên quan:

Vốn pháp định là gì? Các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

Trình tự thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Trên đây, là bài viết của Luật Thành Đô về “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền và nghĩa vụ, giới hạn trách nhiệm như thế nào”. Đến với Luật Thành Đô, Quý khách sẽ được tư vấn chi tiết và đồng hành trong suốt quá trình hoạt động của Công ty.

Đánh giá bài viết này