Nhà nước ra đời và tồn tại luôn cần có nguồn tài chính cần thiết để chi tiêu, xây dựng bộ máy, thực hiện các nhiệm vụ công… Nguồn tài chính đó có thể được lấy từ nhiều nguồn, trong đó phần lớn là từ việc Nhà nước thu thuế và các khoản khác (phí, lệ phí…) từ các cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Đến nay, thuế và lệ phí đã trở thành các thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong thị trường, tuy nhiên không phải người dân nào cũng cũng biết được sự khác nhau về bản chất, mục đích sử dụng, đặc điểm,… giữa hai khoản thu này. Để cho người đọc hiểu rõ về vấn đề này, Luật Thành Đô xin tư vấn như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14

– Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13

Phân biệt thuế và lệ phí
Phân biệt thuế và lệ phí

II. PHÂN BIỆT THUẾ VÀ LỆ PHÍ

2.1. Khái niệm thuế và lệ phí

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế (theo Khoản 1 điều 3 Luật Quản lý thuế 2019).

Lệ phí được xác định là một khoản tiền đã được cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền ấn định mức thu mà các cá nhân, tổ chức bắt buộc phải nộp khi được các cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, các công việc phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí được ghi nhận tại mục B Phụ lục 01 ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015

(theo Khoản 2 điều 3 Luật phí và lệ phí 2015).

2.2. Điểm giống nhau giữa thuế và lệ phí

Thuế và lệ phí là những khoản thu khác nhau của Nhà nước nhưng vẫn có một số điểm chung sau:

Một là, thuế và lệ phí đều là một trong những khoản thu bắt buộc của Nhà nước, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và cá nhân, tổ chức bắt buộc phải đóng

Hai là, cá nhân, tổ chức chỉ phải đóng thuế và lệ phí trong một số trường hợp và điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật

Ba là, các khoản thu thuế và lệ phí được pháp luật quy định cụ thể tại các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đã được phê duyệt.

2.3. Điểm khác nhau giữa thuế và lệ phí

Ta có bảng so sánh như sau:

Tiêu chí Thuế Lệ phí
Cơ sở pháp lý Thuế được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao như Hiến pháp, Bộ luật, Luật, mỗi loại thuế khác nhau sẽ được điều chỉnh bởi các luật tương ứng. Lệ phí được quy định tại Luật phí và lệ phí năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan (các nghị định của chính phủ…)
Vai trò trong hệ thống ngân sách Nhà nước Là khoản thu chủ yếu, quan trọng nhất cấu thành chính sách tài chính quốc gia, chiếm trên 90% các khoản thu cho Ngân sách nhà nước, mang tính ổn định và lâu dài. Đây là cơ sở cho việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng nhằm phục vụ các hoạt động chung của cả cộng đồng hay các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Nguồn thu từ mỗi loại thuế không chỉ được quy định gắn với một mục đích chi nhất định.

Đây là khoản thu phụ của ngân sách nhà nước, không phải nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí trong quá trình hoạt động của các cơ quan Nhà nước hoặc các cơ quan được Nhà nước giao thẩm quyền cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công.

Nguồn thu từ lệ phí thường gắn với mục tiêu chi cụ thể cho một hoạt động phục vụ cụ thể của Nhà nước (ví dụ lệ phí kiểm dịch dùng để chi cho hoạt động kiểm dịch động vật, lệ phí đăng ký kết hôn được chi cho hoạt động cấp giấy chứng nhận kết hôn…)

Tính bắt buộc Thuế mang tính chất bắt buộc áp dụng đối với tất cả các đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế Cũng mang tính chất bắt buộc nhưng chỉ bắt buộc khi cá nhân, tổ chức được cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền được Nhà nước giao quyền đáp ứng các dịch vụ công.
Phạm vi áp dụng Được áp dụng trên phạm vi cả nước, với tất cả các cá nhân tổ chức không phân biệt đơn vị hành chính lãnh thổ. Chỉ được áp dụng trong những trường hợp, lĩnh vực nhất định hoặc trong phạm vi lãnh thổ theo sự phân chia địa giới hành chính, có thể biến động qua các địa phương khác nhau.
Chủ thể ban hành Mức đóng thuế do Quốc hội hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương quyết định trong các luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. Mức đóng lệ phí thường sẽ do cơ quan quản lý về lĩnh vực trong dịch vụ công ban hành hoặc do chính quyền địa phương ban hành dưới hình thức quyết định.
Tính đối giá và tính hoàn trả Không mang tính đối giá và không được hoàn trả trực tiếp cho người dân, thuế sẽ được hoàn trả gián tiếp thông qua các hoạt động phục vụ người dân như các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, trạm y tế, trường học hay các hoạt động khác nhằm phục vụ cho các hoạt động công ích, phúc lợi xã hội… Mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức thông qua kết quả của việc thực hiện các dịch vụ công.

Ví dụ lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được hoàn trả trực tiếp cho người đóng lệ phí bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất mang tên họ.

Cơ quan thu Cơ quan thuế được thành lập theo quy định của pháp luật Cơ quan thực hiện, cung cấp thủ tục, dịch vụ công
5 lý do nên sử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ của Luật Thành Đô

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về việc phân biệt thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19001958 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.

5/5 - (1 bình chọn)