Tăng vốn bằng khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp FDI được nhiều bạn đọc quan tâm hiện nay. Trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp FDI thường có nhu cầu tăng vốn bằng khoản vay nước ngoài ngắn hạn. Vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp cần lưu ý những gì và cần tiến hành những thủ tục gì? Trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp câu hỏi này.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Đầu tư 2020;

– Luật Doanh nghiệp 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

– Thông tư 47/2019/TT-BTC;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Tăng vốn bằng khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp FDI
Tăng vốn bằng khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp FDI

II. THỦ TỤC CHUYỂN KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI NGẮN HẠN THÀNH VỐN GÓP

Trường hợp doanh nghiệp FDI vay vốn nước ngoài mà muốn chuyển khoản vay thành vốn góp thì cần thực hiện các thủ tục sau đây:

– Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (về vốn đầu tư, nhà đầu tư)

– Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (về vốn điều lệ, thành viên/cổ đông)

2.1. Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

2.1.1. Xin chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư

Thủ tục xin chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư chỉ áp dụng với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư khi thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư. (Nếu không thuộc diện này thì bỏ qua bước này)

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của nhà đầu tư gồm:

– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;

– Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh Đề xuất dự án đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Trường hợp dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội: chủ dự án nộp 20 bộ hồ sơ về Bộ Kế hoạch và Đầu tư

– Trường hợp dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: chủ dự án nộp 8 bộ hồ sơ về Bộ Kế hoạch và Đầu tư

– Trường hợp dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh: chủ dự án nộp 4 bộ hồ sơ về cơ quan đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

2.1.2. Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

* Đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

Căn cứ Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.

* Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Nhà đầu tư chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

– Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;

– Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Giải trình hoặc cung cấp tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh Đề xuất dự án đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

2.2. Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

(1) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

(2) Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;

(3) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

(4) Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách thành viên công ty hợp danh, trong đó không bao gồm nội dung kê khai về thành viên góp vốn. Các danh sách phải bao gồm chữ ký của các thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi.

(5) Giấy tờ chứng minh việc chuyển khoản vay thành vốn góp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Công ty gửi hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nhận kết quả

– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng

– Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng

Bài viết cùng chủ đề:

Thủ tục tăng vốn đầu tư công ty có vốn nước ngoài

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề Tăng vốn bằng khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp FDI, mọi vướng mắc liên quan Quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Thành Đô để được hỗ trợ giải đáp miễn phí.

Đánh giá bài viết này