- Chuyên mục: Tư vấn luật dân sự
- Ngày đăng: 26/02/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Toà án là cơ quan tư pháp có chức năng giải quyết các tranh chấp, yêu cầu và các hành vi vi phạm pháp luật. Vậy Tòa án có thể xét xử khi vắng mặt bị đơn không? Trường hợp nào Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị đơn? Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng hợp lệ như thế nào? Những thắc mắc pháp lý liên quan sẽ được Luật Thành Đô giải đáp trong bài viết Trường hợp nào Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị đơn?
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015.

II. TRƯỜNG HỢP NÀO TÒA ÁN CÓ THỂ XÉT XỬ VẮNG MẶT BỊ ĐƠN?
Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015, Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xét xử vắng mặt theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015, Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị đơn trong các trường hợp sau:
– Bị đơn và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
– Bị đơn vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
– Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
– Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, nếu Tòa án đã tống đạt, thông báo triệu tập hợp lệ nhưng bị đơn vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Khi Tòa án thông báo triệu tập hợp lệ lần hai mà bị đơn vẫn vắng mặt thì Tòa án sẽ vẫn tiến hành xét xử vụ án.
III. THỦ TỤC CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG
Theo quy định tại Điều 238 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015, việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện theo quy định của Bộ luật này thì được coi là hợp lệ. Người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phải thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Người có nghĩa vụ thi hành các văn bản tố tụng đã được cấp, tống đạt, thông báo hợp lệ phải nghiêm chỉnh thi hành.
Thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được quy định tại Điều 175 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015 như sau:
– Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng có liên quan. Người được cấp, tống đạt, thông báo phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ được cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
– Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính phải bằng thư bảo đảm và có xác nhận của người nhận văn bản tố tụng.
– Văn bản có xác nhận phải được chuyển lại cho Tòa án.
– Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ xác nhận đã nhận được văn bản tố tụng do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
– Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo.
– Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
– Niêm yết công khai.
– Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
– Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại Chương XXXVIII của Bộ luật này.
Trường hợp người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng không phải là Tòa án hoặc cơ quan ban hành văn bản tố tụng hoặc cán bộ của các cơ quan đó thì người thực hiện phải thông báo ngay kết quả việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho Tòa án hoặc cơ quan ban hành văn bản tố tụng đó.

IV. THỦ TỤC XÉT XỬ VẮNG MẶT TẤT CẢ NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
Theo quy định tại Điều 238 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015, thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng như sau:
Bước 1: Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Bước 2: Chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị Hội đồng xét xử vắng mặt.
Bước 3: Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án.
Bước 4: Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát.
Bước 5: Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Bộ luật này.

Bài viết cùng chủ đề Trường hợp nào Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị đơn:
Phân biệt hợp đồng thử việc và hợp đồng đào tạo
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn Trường hợp nào Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị đơn? Mọi vướng mắc bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 0919 089 888 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Luật Thành Đô.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn