Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân, tham gia vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Nghĩa vụ quân sự cũng là một nghĩa vụ bắt buộc của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013. Tuy nhiên, ngày nay có một bộ phận công dân tìm mọi cách để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Một trong số những cách được mọi người truyền nhau là có hình xăm thì không phải đi nghĩa vụ quân sự.

Nhưng liệu có đúng là có hình xăm thì không phải đi nghĩa vụ quân sự, trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này.

Câu hỏi của khách hàng:

Xin chào Luật sư. Em là nam năm nay 17 tuổi, vừa nhận được giấy gọi nhập ngũ. Gia đình em không muốn em phải đi nghĩa vụ. Em nghe nói có hình xăm thì không phải đi nghĩa vụ, không biết có đúng không? Nếu cố tình xăm mình để trốn nghĩa vụ thì có sao không ạ? Mong được Luật sư tư vấn. Em xin chân thành cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015

– Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu

– Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam

– Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ

Có hình xăm có phải đi nghĩa vụ không?
Có hình xăm có phải đi nghĩa vụ không

II. ĐỐI TƯỢNG NÀO ĐƯỢC ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ?

Theo quy định tại Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, các đối tượng được đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:

– Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.

– Công dân nữ có ngành, nghề, chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đủ 18 tuổi trở lên.

Các đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 13 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 bao gồm:

– Công dân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích.

– Công dân đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

– Công dân bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 14 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 gồm người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

III. TIÊU CHUẨN TUYỂN QUÂN

Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tiểu quân như sau:

1. Tuổi đời:

a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

b) Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

2. Tiêu chuẩn chính trị:

a) Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.

3. Tiêu chuẩn sức khỏe:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

4. Tiêu chuẩn văn hóa:

a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.

b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.”

lien he luat su cong ty luat thanh do
Liên hệ luật sư tư vấn pháp luật công ty Luật Thành Đô

IV. CÓ HÌNH XĂM CÓ PHẢI ĐI NGHĨA VỤ KHÔNG?

Khoản 9 Điều 5 Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam đã quy định không tuyển chọn nhập ngũ những trường hợp:

“… trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kỳ dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện, như: Mặt, đầu, cổ; từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên”.

Từ quy định trên có thể thấy quy định về hình xăm, chữ xăm trên cơ thể là một trong những nội dung thuộc tiêu chuẩn về chính trị trong công tác tuyển chọn công dân nhập ngũ. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp có hình xăm trên người đều sẽ không được tuyển chọn nhập ngũ, chỉ có những trường hợp “…hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kỳ dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện…. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên…” thì mới không được tuyển chọn.

Đồng thời để kịp thời ngăn chặn các hành vi lợi dụng việc xăm mình để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, ngày 5/11/2020, Bộ Quốc phòng đã ban hành Hướng dẫn 4142/BQP-TM về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2021. Trong văn bản đã quy định, nếu hình xăm, chữ xăm dưới da ở vị trí lộ diện, nhưng diện tích nhỏ, không ảnh hưởng đến lễ tiết tác phong quân nhân, xây dựng chính quy, môi trường văn hóa quân đội thì vẫn được xem xét gọi nhập ngũ.

V. CỐ Ý XĂM MÌNH ĐỂ TRỐN NGHĨA VỤ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; sau khi nộp phạt, buộc cưỡng chế phải thực hiện việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự”.

Như vậy, nếu bạn cố tình xăm mình để trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Các bài viết liên quan:

Quy trình khám nghĩa vụ quân sự theo quy định mới?

Không đi nghĩa vụ quân sự bị phạt như thế nào?

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật 0919.089.888 để được hỗ trợ giải đáp.

5/5 - (2 bình chọn)