- Chuyên mục: Tư vấn giấy phép
- Ngày đăng: 03/09/2020
- Tác giả: Ban biên tập
Chủ trương hội nhập quốc tế của nhà nước ta trong những năm gần đây đã kích thích sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước và kéo theo đó là nhu cầu hội nhập, tìm hiểu văn hóa, giáo dục của các nước phát triển trên thế giới. Nắm bắt được xu thế đó các trung tâm tư vấn du học ra đời nhằm hỗ trợ các bậc phụ huynh và học sinh khi có nhu cầu cho con em mình đi du học tại nước ngoài. Tuy nhiên thành lập một trung tâm tư vấn du học quốc tế đòi hỏi nhiều thủ tục tương đối phức tạp.
Vì vậy để Quý độc giả có thể hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập trung tâm tư vấn du học quốc tế, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: “Hồ sơ thành lập trung tâm tư vấn du học quốc tế”
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
– Luật đầu tư năm 2020;
– Luật doanh nghiệp năm 2020;
– Luật giáo dục năm 2019;
– Nghị định số 135/2018/NĐ-CP/Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
– Nghị định số 46/2017/NĐ-CP/Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
– Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT/Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học;
– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
II. TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC QUỐC TẾ LÀ GÌ ?
Pháp luật Việt Nam hiện hành không có bất kỳ hướng dẫn, quy định hay định nghĩa nào liên quan đến thuật ngữ “Trung tâm tư vấn du học quốc tế”, tuy nhiên trên thực tế hoạt động trong lĩnh vực tư vấn du học, thuật ngữ này thường được các bên sử dụng khi đề cập đến các trung tâm tư vấn du học có vốn đầu tư nước ngoài đang kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại Việt Nam. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, Luật Thành Đô sẽ hướng dẫn Quý độc giả tìm hiểu về các hồ sơ cần thiết để có thể thành lập trung tâm tư vấn du học quốc tế tại Việt Nam.
III. HỒ SƠ THÀNH LẬP TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC QUỐC TẾ
Để các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập trung tâm tư vấn du học tại Việt Nam, đầu tiên nhà đầu tư phải xin giấy phép đầu tư lĩnh vực tư vấn du học đồng thời đáp ứng đầy đủ điều kiện để hoạt động tư vấn du học bao gồm: Đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất của trung tâm tư vấn du học; đáp ứng điều kiện về nhân viên trực tiếp tư vấn du học
Sau khi trung tâm đáp ứng đầy đủ các điều kiện để kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm các thành phần sau:
– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học: Văn bản đề nghị này do doanh nghiệp tự soạn thảo với những nội dung chủ yếu gồm:
+ Mục tiêu, nội dung hoạt động của trung tâm trong lĩnh vực tư vấn du học;
+ Khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài, định hướng trước mắt và trong thời gian tiếp theo trung tâm sẽ phát triển kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tới thị trường nào;
+ Kế hoạch dài hạn và các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
+ Cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động của trung tâm tư vấn du học trong đó nêu rõ số lượng nhân viên trực tiếp tư vấn du học, số lượng nhân viên thực hiện công tác hỗ trợ quản lý và theo dõi du học sinh;
+ Các biên pháp, phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro của trung tâm tư vấn du học đối với người được tư vấn du học đang tham gia học tập tại nước ngoài;
Khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Luật Thành Đô sẽ được hỗ trợ soạn thảo, hoàn thiện toàn bộ hồ sơ một cách đầy đủ chính xác nhất.
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của doanh nghiệp;
– Hồ sơ của giám đốc trung tâm bao gồm những thành phần sau: Quyết định bổ nhiệm giám đốc trung tâm tư vấn du học quốc tế; bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của giám đốc trung tâm; sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; bằng cấp cao nhất của giám đốc trung tâm hiện có;
– Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học.
– Hồ sơ của nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm những thành phần sau: Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương; bản sao có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của giám đốc trung tâm; bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học; bản sao chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học; bản sao Hợp đồng lao động giữa trung tâm và nhân viên trực tiếp tư vấn du học
– Tài liệu chứng minh cơ sở vật chất: Bản sao Hợp đồng thuê trụ sở trung tâm tư vấn du học; bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/quyền sở hữu nhà ở nơi đặt trụ sở;
– Tài liệu định hướng du học: Là văn bản hướng dẫn về hoạt động du học, cuộc sống của du học sinh, con người, văn hóa ở nước ngoài nơi trung tâm tư vấn du học phát triển thị trường
– Mẫu hợp đồng du học tự túc;
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, trung tâm tư vấn du học quốc tế tiến hành nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trung tâm hoạt động dịch vụ tư vấn du học (nếu trung tâm đặt trụ sở ở thành phố Hà Nội thì chỉ cần nộp hồ sơ online tại cổng thông tin dịch vụ công thành phố Hà Nội http:dichvucong.hanoi.gov.vn)
Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ Sở giáo dục và Đào tạo sẽ cử đoàn thanh tra xuống địa chỉ của trung tâm tư vấn du học quốc tế để kiểm tra về trụ sở, tính xác thực của hồ sơ, nếu đảm bảo đáp ứng đầy đủ Sở giáo dục và Đào tạo sẽ cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học cho trung tâm.
Trên đây là toàn bộ thành phần hồ sơ và thủ tục thành lập trung tâm tư vấn du hoc quốc tế. Nếu Quý độc giả còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến thủ tục này, xin vui lòng liên hệ với công ty Luật Thành Đô để được hỗ trợ giải quyết.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn