Bài viết so sánh chi tiết hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể theo quy định pháp luật.

Khái niệm hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể

* Khái niệm hợp đồng lao động: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 BLLĐ 2019, Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

* Khái niệm thỏa ước lao động tập thể: Khoản 1 Điều 75 BLLĐ 2019 quy định: Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

So sánh hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể
So sánh hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể

So sánh hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể

* Điểm giống nhau

– Bản chất: đều là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động

– Nội dung: phản ánh quyền và nghĩa vụ các bên, cơ sở giải quyết tranh chấp; không được trái với quy định của pháp luật lao động…

– Thời điểm có hiệu lực: từ thời điểm kí kết

* Điểm khác nhau

Hợp đồng lao động Thỏa ước lao động tập thể
Chủ thể kí kết Cá nhân người lao động và người sử dụng lao động (giao kết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện) Tập thể lao động và người sử dụng lao động (thương lượng và ký kết qua đại diện: 1 hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một hoặc nhiều người sử dụng lao động/ tổ chức đại diện người sử dụng lao động
Tinh chất Mang tính cá nhân, cá biệt do được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động Mang tính tập thể vì được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động
Hình thức – Văn bản

– Giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu

– Bằng lời nói với hợp đồng thời hạn dưới 1 tháng (Khoản 2 điều 14)

Văn bản
Nội dung – Chỉ chứa đựng những quy tắc xử sự có tính cá biệt áp dụng cho quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng đó. Có thể coi hợp đồng lao động là sự cá biệt hóa thỏa ước lao động tập thể trong 1 quan hệ lao đông cụ thể

– Hợp đồng chứa những nội dung như thông tin cụ thể của bên người lao động, người sử dụng lao động và thông tin về công việc (địa điểm, thời hạn, mức lương…) (Theo Điều 21 BLLĐ)

Chứa đựng quy tắc xử sư chung, điều chỉnh mọi quan hệ lao động phát sinh và tồn tại trong doanh nghiệp hoặc ngành thuộc phạm vi áp dụng của nó. (Theo Điều 67 BLLĐ)
Thẩm quyền kí kết * Phía người lao động

– Người lao động trực tiếp kí kết

– Người lao động được ủy quyền (đối với 1 nhóm lao động làm việc theo mùa vụ)

* Phía người sử dụng lao động

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền;

– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền

– Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền

– Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

 

Thủ tục Không quy định phải lấy ý kiến hoặc phải gửi cho cơ quan có thẩm quyền – Phải lấy ý kiến và đáp ứng đủ số lượng phiếu tán thành mới được kí kết quy định tại Điều 76 BLLĐ

– Gửi thỏa ước lao động tập thể: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính. (Điều 77 BLLĐ)

Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.

Thời hạn Tùy từng loại hợp đồng

(Xác định thời hạn, không xác định thời hạn)

1-3 năm 

(Theo điều 78 BLLĐ)

Thực hiện Người sử dụng lao động và người lao động thưc hiện kí kết thì có nghĩa vụ thực hiện theo hợp đồng  Người sử dụng lao động, người lao động, bao gồm cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực. Thỏa ước có hiệu lực áp dụng đối với cả những đối tượng không tham gia kí kết
Giá trị pháp lí Thấp hơn. Nếu hợp đồng lao động có nội dung vi phạm thỏa ước lao động tập thể thì phải sửa đổi theo thỏa ước Cao hơn. Thỏa ước lao động tập thể có thể coi là cơ sở pháp lí để các bên thiết lập, điều chỉnh quan hệ HĐLĐ; đồng thời là căn cứ pháp lí giải quyết tranh chấp về hợp đồng lao động

Bài viết cùng chủ đề:

Có những loại hợp đồng lao động nào?

Các loại hợp đồng và trình tự giao kết hợp đồng

Đánh giá bài viết này