Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp sợ việc lao động nữ mang thai và sinh con sẽ ảnh hưởng đến công việc nên khi tuyển dụng lao động thường ưu tiên lao động nam hơn lao động nữ, hoặc yêu cầu lao động nữ cam kết không mang thai hoặc sinh con trong những năm đầu làm việc. Liệu như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật? Trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Bộ luật Lao động 2019

– Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

II. DOANH NGHIỆP CÓ ĐƯỢC YÊU CẦU LAO ĐỘNG NỮ CAM KẾT KHÔNG MANG THAI?

Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về công việc lao động. Sự thỏa thuận này dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng giữa các bên, đồng thời không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Cho đến nay, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Do đó, không thể kết luận việc người sử dụng lao động yêu cầu lao động nữ cam kết không mang thai trong thời gian đầu làm việc là trái pháp luật.

Xét thấy điều này cũng không trái với đạo đức xã hội. Do đó, người sử dụng lao động có thể đề nghị người lao động nữ cam kết không mang thai trong thời gian đầu làm việc và ghi vào hợp đồng lao động. Nếu người lao động đồng ý thì đây là sự thỏa thuận mang tính tự nguyện của hai bên. Do đó, cam kết này có hiệu lực pháp lý.

Có được yêu cầu người lao động cam kết không mai thai không?
Có được yêu cầu người lao động cam kết không mai thai không?

III. DOANH NGHIỆP CÓ QUYỀN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG VỚI LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI VI PHẠM CAM KẾT KHÔNG?

Khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

Điểm d Khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo các quy định trên, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đang mang thai hay sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do mang thai.

Tuy nhiên, một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 là:

“Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.”

Nếu trong hợp đồng lao động quy định việc lao động nữ mang thai trong thời gian cam kết không mang thai là điều kiện chấm dứt hợp đồng do người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận thì người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động (theo trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng) mà không vi phạm quy định của pháp luật.

IV. SA THẢI, ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI LAO ĐỘNG NỮ VÌ LÝ DO MANG THAI BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Đối với trường hợp không có thỏa thuận mà người sử dụng lao động sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lý do mang thai:

Điểm e Khoản 2 Điều 27 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

e) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải lao động nữ vì lý do mang thai có thể bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề:

Lao động thời vụ có được ký hợp đồng và đóng bảo hiểm không?

Người lao động nghỉ việc được nhận những khoản tiền nào?

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề Có được yêu cầu lao động nữ cam kết không mang thai, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 0919 089 888 để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết này