- Chuyên mục: Tư vấn luật dân sự
- Ngày đăng: 03/08/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động, nên trước khi tham gia hoạt động lao động hai bên phải ký kết hợp động lao động. Vì vậy, để hợp đồng lao động giữa các bên có hiệu lực theo pháp luật hiện hành, bài viết sau đây xin chia sẻ các loại hợp đồng và trình tự giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Bộ luật lao động 2019;
– Nghị định….hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động năm 2019;
II. HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO QUY ĐỊNH
2.1. Định nghĩa về Hợp đồng lao động
Tại Điều 13 BLLĐ 2019 có quy định như sau:
“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động”.

2.2. Loại hợp đồng lao động
Căn cứ theo quy định Điều 20 BLLĐ 2019 Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy nếu như hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trong hợp đồng không đề cập đến thời hạn, thời điểm chấm dứt hợp đồng thì trong hợp đồng này chủ sử dụng lao động và người lao động phải thỏa thuận rõ một thời hạn hợp đồng nhất định.Thời hạn của hợp đồng như trên chính là điểm khác biệt căn bản để phân biệt hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Lưu ý:Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn, hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
– Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của BLLĐ 2019.
III. TRÌNH TỰ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
3.1. Chuẩn bị ký kết hợp đồng lao động
– Thông báo kết quả về giai đoạn thử việc
Sau khi Người lao động kết thúc thời gian thử việc, nếu tuyển dụng Người sử dụng lao động thông báo mời người lao động ký kết hợp đồng lao động chính thức theo quy định Nhà nước.
Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động
– Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
– Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
– Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
3.2.Thương lượng và đàm phán nội dung Hợp đồng lao động
Đối tượng tham gia giao kết hợp đồng lao động
Điều 18 BLLĐ 2019 quy định như sau:
Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
– Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
– Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
+ Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
– Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
– Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
Lưu ý: Người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp đây:
– Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
– Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động
Loại hợp đồng lao động, căn cứ vào tính chất công việc, sự thỏa thuận của hai bên và theo quy định của pháp luật ký kết hợp đồng lao động một trong hai loại hợp đồng sau:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn
Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc;
– Thời hạn của hợp đồng lao động;
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Chế độ nâng bậc, nâng lương;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Lưu ý:
– Người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
– Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
Hình thức hợp đồng lao động:
+ Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới một tháng;
+ Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
Lưu ý: Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp sau:
– Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản;
– Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
– Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
Hiệu lực hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
3.3. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng lao động
Sau khi hoàn thành thỏa thuận về nội dung hợp đồng hai bên thống nhất ký kết hợp đồng. Các bên thực hiện đúng và đầy đủ những gì đã giao kết.
Bài viết liên quan:
Phân biệt chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu
Thủ tục đăng ký thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng

Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn