Việc mượn xe máy là một vấn đề diễn ra phổ biến trong cuộc sống thường nhật. Chính vì diễn ra phổ biến cho nên sẽ có nhiều vấn đề phát sinh của vấn đề mượn xe máy trong đó có việc mượn xe máy không trả.

Vậy, hành vi mượn xe máy không trả sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng với Luật Thành Đô tìm hiểu vấn đề này dưới góc độ pháp luật để trả lời câu hỏi cho tại bài viết này.

Mượn xe máy không trả bị xử lý như thế nào ?
Mượn xe máy không trả bị xử lý như thế nào ?

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HÀNH VI MƯỢN XE MÁY KHÔNG TRẢ

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017.

II. XỬ LÝ HÀNH VI MƯỢN XE MÁY KHÔNG TRẢ

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Từ quy định trên có thể biết được xe máy được xem là tài sản và được xem là vật. Do vậy, việc mượn xe máy được xem là hợp đồng mượn tài sản được quy định tại Điều 494 Bộ luật dân sự năm 2015.

Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản được quy định như sau: Điều 496 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên mượn tài sản:

“1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả”

Từ quy định trên ta có thể thấy được khi mượn xe máy thì bên mượn cần có nghĩa vụ đối với tài sản của bên cho mượn. Một trong những nghĩa vụ của bên mượn thì đúng như đã thoả thuận về thời gian ngay từ đầu người mượn phải trả lại xe máy đúng thời hạn đó. Đồng thời, nếu không có thoả thuận về thời gian mượn xe thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi đạt được mục đích mượn. Việc mượn xe máy không trả khi đã được yêu cầu hoặc khi hết thời hạn đã thoả thuận đã vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng trong quan hệ hợp đồng.

Trong trường hợp này nếu hành vi mượn xe máy không trả có thể cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017.

Điều 175: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản…”

Theo đó các yếu tố cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 là: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan.

Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một trong những tội thuộc về tội xâm phạm về sở hữu. Do vậy khách thể của loại tội này cũng giống như các loại tội phạm về sở hữu khác. Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

Đặc điểm của khách thể tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thể hiện trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.

Ở tình huống cụ thể này có thể thấy việc mượn xe máy không trả đã xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp và được pháp luật bảo vệ tài sản của người cho mượn và cụ thể ở đây là chiếc xe máy.

Chủ thể tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017 thì chủ thể của tội Lạm dụng tín nhiệm chếm đoạt tài sản là chủ thể có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp mượn xe không trả này để đáp ứng được yếu tố cấu thành tội phạm thì người mượn xe đó phải từ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Là một tội mang tính chất chiếm đoạt một cách hợp pháp tài sản của người khác, do vậy tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là chiếm đoạt được tài sản. Và mục đích chiếm đoạt tài sản này phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện qua hành vi thực hiện tội phạm được quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015. Về cơ bản hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện rõ qua việc lạm dụng lòng tin của người khác để chiếm đoạt tài sản một cách không hợp pháp.

Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Giá trị của tài sản chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên;
  • Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu khác: tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc gia đình họ.

Những hành vi khách quan cần có những điểm đáng lưu ý sau:

  • Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua các hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác. Sau khi có được tài sản người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  • Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Từ những phân tích trên có thể thấy việc mượn xe máy không trả có thể cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết tham khảo: Cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Thành Đô về vấn đề mượn xe máy không trả. Nếu còn có khó khăn hay thắc mắc cần giải đáp quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 0919 089 888

5/5 - (1 bình chọn)