Theo quy định pháp luật hiện hành, một số loại giao dịch dân sự về hình thức bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng, chứng thực mà các bên tham gia nếu không thực hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực của giao dịch dân sự, vậy phân biệt công chứng và chứng thực ra sao?

Các giao dịch dân sự bắt buộc phải thực hiện bằng văn bản và được công chứng, chứng thực theo quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành. Hiện nay, không có quy định hợp đồng, giao dịch được chứng thực hoặc được công chứng cái nào có giá trị pháp lý cao hơn. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ những điểm khác biệt giữa công chứng và chứng thực qua một số tiêu chí dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp.

Phân biệt công chứng và chứng thực
Phân biệt công chứng và chứng thực

I. Cơ sở pháp lý

Luật công chứng 2014;

Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

II. Phân biệt công chứng và chứng thực

Tiêu chí Công chứng Chứng thực
Khái niệm Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng:

– Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản;

– Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

(Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014)

Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

(Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP)

Thẩm quyển – Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sư nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng) – Điều 19 Luật Công chứng 2014;

– Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tư chủ về đề tài chính bằng nguồn thu phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác) – Điều 22 Luật Công chứng 2014.

Chủ yếu do cơ quan nhà nước thực hiện. Tùy từng loại giấy tờ mà việc chứng thực được thực hiện ở các cơ quan khác nhau:

– Phòng Tư pháp;

– UBND xã, phường;

– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;

– Công chứng viên.

(Điều 5 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

Bản chất – Bảo đảm nội dung của một hợp đồng, giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro

– Mang tính pháp lý cao hơn.

Chứng thực chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, chủ yếu chú trọng về mặt hình thức.
Giá trị

pháp lý

– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

(Điều 5 Luật Công chứng 2014)

– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

(Điều 3 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

Mức phí Mức phí của công chứng và chứng thực được pháp luật quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC về “Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên” và Quyết định 1024/QĐ-BTP “về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi trong lĩnh vực chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp
5 lý do nên sử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên dử dụng dịch vụ của luật thành đô

Các bài viết liên quan:

Thủ tục để người nước ngoài cư trú tại Việt Nam

Không đăng ký tạm trú có bị phạt không

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về phân biệt giữa công chứng và chứng thực. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0919 089 888 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.

5/5 - (1 bình chọn)