Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp ở Việt Nam hiện nay, thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng để giảm thiểu khả năng lây nhiễm bệnh là điều vô cùng quan trọng. Một trong những quy định được đưa ra là người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Trường hợp người dân không đeo khẩu trang sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy mức phạt đối với hành vi không đeo khẩu trang là bao nhiêu, trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi này.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007

– Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

– Thông báo 89/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID 19

– Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt như thế nào?
Không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt như thế nào?

II. CÓ BẮT BUỘC PHẢI ĐEO KHẨU TRANG KHI RA NGOÀI KHÔNG?

Theo Thông báo 89/TB-VPCP ngày 01/5/2021 của Văn phòng Chính phủ, tại cuộc họp thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID 19, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay các giải pháp sau:

– Yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế.

– Siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các đơn vị, cơ sở trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở y tế, trường học, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, sân bay, bến xe, các địa điểm công cộng tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng, các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; khu du lịch, khách sạn, cơ sở lưu trú, cơ sở thờ tự của tôn giáo và các sự kiện tập trung đông người…

– Tiếp tục thực hiện tầm soát chủ động, xét nghiệm trên diện rộng đối với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp và các trường hợp khác có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, căn cứ điều kiện của địa phương và tình hình dịch trên địa bàn chủ động, linh hoạt, sáng tạo áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, phù hợp để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế – xã hội vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và chịu trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của mình để quyết định nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhất là trong phòng, chống và khắc phục có hiệu quả dịch Covid-19.

Do đó, mọi người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.

III. KHÔNG ĐEO KHẨU TRANG Ở NƠI CÔNG CỘNG BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 8 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, một trong các hành vi bị nghiêm cấm là không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.”

Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng có thể bị xử phạt hành chính 2.000.000 đồng.

IV. MỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM KHÁC TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19

STT Hành vi vi phạm Mức xử phạt
1 Đưa tin không chính xác về tình hình dịch bệnh – Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

– Buộc cải chính thông tin sai sự thật

2 Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh – Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
3 Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch – Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
4 Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền – Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
5 Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền – Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
6 Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng. – Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
7 Vứt khẩu trang không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ trường hợp bên dưới – Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
8 Vứt khẩu trang trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị – Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Lưu ý: Trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề:

Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chip không ?

Thay đổi căn cước công dân có cần đổi sổ đỏ không ?

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 1900 1958 để được hỗ trợ giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)