- Chuyên mục: Tư vấn luật lao động
- Ngày đăng: 05/07/2022
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể theo quy định pháp luật hiện hành.
Khái niệm tranh chấp lao động
Khoản 1 Điều 179 của Bộ Luật lao động 2019 quy định:
Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
Tranh chấp lao động cá nhân
– Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
Tranh chấp lao động tập thể
– Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể
Tiêu chí | Tranh chấp lao động cá nhân | Tranh chấp lao động tập thể |
Chủ thể tham gia | – Tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động,
– Tranh chấp giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; – Tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại; |
Tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động
|
Mục đích tranh chấp | Mục tiêu cá nhân, đòi quyền lợi cho cá nhân người lao động hoặc người sử dụng lao động
|
Mục tiêu là những quyền lợi gắn liền với tập thể lao động (tuy nhiên cũng có trường hơp một cá nhân đại diện một tập thể đứng ra tranh chấp với người sử dụng lao động vì lợi ích của tập thể) |
Nội dung tranh chấp | Thường tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người lao động/ người sử dụng lao động;
Nội dung tranh chấp thường liên quanđến các thỏa thuận trong hợp đồng lao động (ví dụ: kỉ luật lao động, nghỉ việc, các chế độ đãi ngộ, thực hiện BHXH…) |
Thường tranh chấp nhiều nội dung;
Nội dung tranh chấp là quyền, nghĩa vụ, lợi ích gắn liền vs tập thể người lao động , thường là tranh chấp liên quan đến thỏa ước lao động tập thể |
Cơ sở phát sinh tranh chấp | Hơp đồng lao động | Thỏa ước lao động tập thể |
Tính chất | Đơn lẻ | Tập thể, có tổ chức |
Mức độ phức tạp và quy mô | Đơn giản và dễ giải quyết hơn
Quy mô nhỏ hơn |
Phức tạp và khó giải quyết hơn
Quy mô lớn hơn |
Sự tham gia của tổ chức đại diện | Ko có sự tgia của tổ chức đại diện người lao động, nếu có thì chỉ tham gia với tư cách là người đại diện khi có ủy quyền hoặc tư cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. | Có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động với tư cách là một bên trong tranh chấp |
Hệ quả | Hậu quả chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới cá nhân người lao động | Ảnh hưởng tới tập thể người lao động |
Cơ sở phát sinh | Hợp đồng lao động (xác lập, thực hiện, chấm dứt) | Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể |
Bài viết cùng chủ đề:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn