- Chuyên mục: Tư vấn luật hôn nhân
- Ngày đăng: 16/11/2020
- Tác giả: Ban biên tập
Cuộc sống hôn nhân không phải ai cũng gặp được hạnh phúc viễn mãn. Kết hôn với nhau bao nhiêu vấn đề phát sinh trong cuộc sống khiến họ không thể cùng nhau chung sống hòa hợp được dẫn đến ly hôn. Sau khi ly hôn, vợ sẽ nuôi con hay chồng nuôi con? Trường hợp vợ/chồng nuôi con thì sau khi ly hôn chồng/vợ có được quyền thăm nuôi con không? Quyền thăm nuôi con là một quyền của người làm cha, làm mẹ đã được pháp luật quy định cụ thể đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.
Luật Thành Đô nhận được câu hỏi của một khách hàng như sau:
“Chào Luật sư, Tôi và vợ tôi hiện đã ly hôn, và Tòa án đã giao quyền nuôi con cho vợ, Tôi muốn hỏi Luật sư, sau khi ly hôn chồng có được quyền thăm con không? Trong trường hợp thăm con tôi phát hiện vợ tôi không đủ khả năng để tiếp tục nuôi con thì tôi có được giành lại quyền nuôi con không? Tôi xin cảm ơn”

Đối với câu hỏi trên của khách hàng, Luật sư Luật Thành Đô trả lời:
I. SAU KHI LY HÔN CÓ ĐƯỢC QUYỀN THĂM CON KHÔNG?
Theo thông tin bạn cung cấp thì vợ chồng bạn hiện đã ly hôn và con chung của 2 bạn đã được giao cho vợ bạn trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bạn đang không biết là mình có được quyền thăm nuôi con không.
Căn cứ vào điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. 2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. 3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.” |
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Theo quy định trên, bạn là người không trực tiếp nuôi con, bạn hoàn toàn có quyền thăm nuôi con mình “khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở”. Tuy có quyền thăm nuôi con nhưng bạn không được lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp bạn vi phạm quyền thăm nuôi con thì vợ bạn có thể có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nuôi con của bạn.
Sau khi ly hôn, ngoài quyền thăm nuôi con bạn còn phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi con là vợ bạn, ngoài ra bạn cũng cần có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định thêm về quyền và nghĩa vụ của bạn đối với vợ bạn đang nuôi con sau khi ly hôn.
“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. 2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.” |
Theo đó thì bạn hoàn toàn có quyền thăm nuôi con mà vợ bạn không được phép cản trợ bạn trong việc thăm nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

II. TRƯỜNG HỢP GIÀNH LẠI QUYỀN NUÔI CON
Căn cứ Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợpcó yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con 2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. 4. Trong trường hợpxét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. 5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: a) Người thân thích; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ.” |
Theo đó, khi bạn có căn cứ chứng mình được rằng vợ bạn là người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Bạn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Nếu bạn chứng mình được mình có đủ điều kiện để nuôi con thì trong trường hợp này Tòa án sẽ căn cứ có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con và bạn sẽ được quyền nuôi con.
Như vậy, Sau khi ly hôn, bạn hoàn toàn có quyền thăm nuôi con theo quy định tại Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Bên cạnh đó khi có căn cứ cho rằng vợ bạn không còn đủ điều kiện để tiếp tục nuôi con, bạn cũng có thể yêu cầu Tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Bài viết tham khảo: Hồ sơ ly hôn đơn phương
Bài viết trên, Luật Thành Đô đã trả lời cho vấn đề quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn của quý khách hàng và việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quyết định của Tòa án. Mọi vướng mắc liên quan Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Thành Đô để được hướng dẫn và giải đáp tận tình.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn