- Chuyên mục: Tư vấn giấy phép
- Ngày đăng: 26/11/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Cùng với sự cải thiện về kinh tế và chất lượng cuộc sống tại Việt Nam, nhu cầu dành cho động vật nuôi ngày càng gia tăng. Những loài vật nuôi cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, hơn nữa còn thường xuyên mắc phải các dịch bệnh, do đó vai trò của các cá nhân hành nghề thú y (tiêm phòng, chữa bệnh, buôn bán thuốc…) ngày càng cần thiết.
Để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho động vật, rất nhiều cá nhân hiện nay muốn mở phòng khám, cơ sở kinh doanh thuốc thú y. Tuy nhiên trước hết, cá nhân cần phải có chứng chỉ hành nghề thú y hợp pháp. Vậy thủ tục xin cấp chứng chỉ được quy định như thế nào? Luật Thành Đô xin tư vấn cụ thể như sau:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật Thú y số 79/2015/QH13;
– Nghị định số 35/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
– Các văn bản pháp luật liên quan.

II. ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y
Theo điều 107 Luật Thú y, các loại hình hành nghề thú y sau cần phải tiến hành thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề thú y:
– Tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y;
– Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật;
– Buôn bán thuốc thú y hoặc Sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề theo Điều 108 Luật Thú y và Điều 21 Nghị định số 35/2016/NĐ-CP như sau:
Thứ nhất, có chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y:
* Đối với người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y: tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
* Đối với người hành nghề tiêm phòng cho động vật: phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.
* Đối với người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật: phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối – Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
* Đối với người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y:
– Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học;
– Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng Đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học.
* Đối với người phụ trách kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y:
– Cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là dược phẩm dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, dược sỹ, hóa dược; dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, hóa dược;
– Cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học; dùng trong thú y cho động vật thủy sản phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học.
Thứ hai, có đạo đức nghề nghiệp;
Thứ ba, có đủ sức khỏe hành nghề.
III. THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo khoản 2 điều 109 Luật thú y, hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề thú y bao gồm:
– Đơn đăng ký;
– Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;
– Giấy chứng nhận sức khỏe;
– Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Đối với người nước ngoài, ngoài các giấy tờ trên còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân có nhu cầu được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền. Cụ thể quy định về thẩm quyền cấp chứng chỉ như sau:
* Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Chứng chỉ hành nghề thú y đối với các loại hình:
– Tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y.
– Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật.
– Buôn bán thuốc thú y.
* Cục Thú y cấp Chứng chỉ hành nghề sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Chứng chỉ hành nghề thú y có giá trị 05 năm.
– Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thú y: 50.000 đồng/lần (Theo Thông tư số 44/2018/TT-BTC)

Bài viết cùng chủ đề:
Xin cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thú y. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0919 089 888 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn