Hiện nay cùng với sự mở rộng giao lưu, hội nhập, số lượng người nước ngoài lao động tại Việt Nam ngày một gia tăng. Khi sang làm việc tại các doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam, để người lao động nước ngoài được coi là làm việc hợp pháp và được bảo vệ quyền, lợi ích của mình trong các mối quan hệ lao động thì họ phải được cấp giấy phép lao động.

Đây là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài khi họ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, trừ một số trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép. Vậy cụ thể trường hợp nào phải xin giấy phép lao động? Luật Thành Đô xin giải đáp như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Bộ luật lao động số 45/2019/QH14

– Nghị định số 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Trường hợp nào phải xin giấy phép lao động
Trường hợp nào phải xin giấy phép lao động

II. TRƯỜNG HỢP PHẢI XIN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

Bộ luật lao động quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Như vậy giấy phép lao động chính là văn bản cho phép người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Người lao động nước ngoài làm việc trên 3 tháng tại các tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam bắt buộc phải xin giấy phép lao động và kí hợp đồng lao động. Cụ thể quy định như sau:

2.1. Điều kiện cấp giấy phép lao động

Điều 9 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định điều kiện cấp giấy phép như sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

– Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

– Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

– Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

2.2. Đối tượng được cấp giấy phép lao động

Đối tượng được cấp giấy phép lao động được quy định tại nghị định 11/2016/NĐ-CP là những người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện những mục đích sau:

– Thực hiện hợp đồng lao động;

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

– Chào bán dịch vụ;

– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tình nguyện viên;

– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

– Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

2.3. Các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Bộ luật lao động quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

– Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

– Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.

– Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

– Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.

– Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

– Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Người sử dụng lao động đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

Tóm lại, những người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi đáp ứng những điều kiện pháp luật quy định và không thuộc trường hợp không cấp giấy phép nêu trên phải xin giấy phép lao động. Khi đó, người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động sẽ bị trục xuất theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Điều kiện xin giấy phép phòng khám tư nhân

Điều kiện xin cấp đổi giấy phép bán buôn rượu

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về trường hợp phải xin giấy phép lao động. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0919.089.888 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.

5/5 - (1 bình chọn)