Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay bao gồm những loại hình nào? Cùng Luật Thành Đô tìm hiểu về đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam để giải đáp thắc mắc cho các cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp.

I. Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

1.1. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

– Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trước mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

– Về quy mô kinh doanh: Không hạn chế số lượng người lao động được thuê; Được tiến hành kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, được thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh.

– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

1.2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật Doanh nghiệp 2020.

– Thành viên có thể là tổ chức có tư các pháp nhân hoặc cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài Số lượng thành viên từ 2 tới 50 thành viên trong suốt quá trình hoạt động.

– Về trách nhiệm tài sản: Công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty; Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

– Về vốn điều lệ: Do các thành viên góp hoặc cam kết góp trong một hoặc nhiều lần; Thành viên phải chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp thành tài sản thuộc sở hữu của công ty.

– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

1.3. Công ty TNHH một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (Khoản 1 điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020).

– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Chủ sở hữu có thể là tổ chức hoặc cá nhân

– Về vốn điều lệ: Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Chủ sở hữu công ty phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp không góp đủ, Chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên.

– Về khả năng huy động vốn: Công ty TNHH một thành viên không có khả năng phát hành cổ phần. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của công ty cũng khá đa dạng. Công ty có thể thông qua việc phát hành trái phiếu, vốn vay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hoặc Chủ sở hữu công ty tự góp thêm vốn vào.

1.4. Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

– Về thành viên: Số lượng thành viên ít nhất bằng 2. Thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Hạn chế quyền đối với thành viên công ty hợp danh: Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

– Về thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty

– Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

– Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán.

1.5. Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhắm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần được gọi là các cổ đông.

– Về số lượng cổ đông: Phải có tối thiểu 3 cổ đông không giới hạn tối đa, cổ đông có thể là tổ chức hoặc là cá nhân.

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

– Cổ đông có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho cổ đông hoặc các nhân, tổ chức khác một cách tự do. Cổ đông là người nắm giữ cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty trong phạm vi số vốn đã góp;

– Công ty cổ phần có thể phát hành chứng khoán theo quy định pháp luật.

II. Loại hình doanh nghiệp nào phổ biến tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay tại Việt Nam có hai loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam là công ty TNHH một thành viên:

Theo thống kê của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp được đăng ký nhiều nhất (chiếm hơn 60% số lượng doanh nghiệp theo thống kê tháng 03/2022). Công ty TNHH một thành viên được đăng ký nhiều nhất vì quy mô phù hợp với đa số các cá nhân kinh doanh.

Bài viết cùng chủ đề:

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có thay đổi mã số thuế không?

Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Đánh giá bài viết này