Hiện nay sản phẩm của doanh nghiệp ra xuất ra thị trường cho người tiêu dùng cần phải có mã số mã vạch. Việc doanh nghiệp thực hiện cung cấp mã số, mã vạch cho sản phẩm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng độ tin cậy của khách hàng đối với doanh nghiệp. Như vậy thủ tục đăng ký mã vạch bao gồm các bước nào? Hồ sơ cần chuẩn bị những gì? Để làm rõ hơn vấn đề này, Luật Thành Đô xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết: Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Quyết định 15/2015/VBHN-BKHCN về việc ban hành quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch;

Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch;

Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm
Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm

II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MÃ VẠCH SẢN PHẨM

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 15/2015/VBHN-BKHCN quy định mã số và mã vạch sản phẩm như sau:

1. Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức;

2. Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được

Theo quy định trên, có thể hiểu rằng: Mã số mã vạch là dãy các chữ số và vạch song song gắn trên đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm. Mã số mã vạch này chứa thông tin về sản phẩm, nhà sản xuất giúp máy quét chuyên dụng có thể nhận diện và quét.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Quyết định 15/2015/VBHN-BKHCN quy định các loại mã số và mã vạch doanh nghiệp được cấp và quản lý thống nhất như sau:

(1) Mã doanh nghiệp;

(2) Mã số rút gọn (EAN 8);

(3) Mã số địa điểm toàn cầu (GLN);

Hiện nay doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký mã số mã vạch bởi:

– Mã số mã vạch giúp sản phẩm doanh nghiệp được quản lý dễ dàng trên thị trường, giúp sản phẩm được phân phối ra thị trường trong và ngoài nước;

– Hoạt động buôn bán doanh nghiệp được thuận lợi, tăng năng suất và hiệu quả, đảm bảo tính chính xác;

– Ngoài ra giúp khách hàng người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.

III. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH SẢN PHẨM 2021

3.1. Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm

Bước 1:

Doanh nghiệp nộp 01 (một) bộ hồ sơ tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký mã số mã vạch.

Bước 2:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch;

Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra quyết định bằng văn bản, nêu rõ lý do;

Bước 3:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp mã số; vào sổ đăng kí, lưu vào ngân hàng mã số quốc gia và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch cho doanh nghiệp;

Lưu ý: Trước khi thực hiện đăng ký mã vạch, doanh nghiệp xem xét lựa chọn gói mã vạch phù hợp với sản phẩm. Mã vạch bao gồm 3 loại: Loại dưới 100 sản phẩm, loại dưới 1000 sản phẩm và loại dưới 10.000 sản phẩm.

3.2. Số lượng hồ sơ

01 (một) bộ

3.3. Lệ phí

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 232/2016/TT-BTC lệ phí đăng ký mã vạch được quy định như sau:

(1) Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch cho doanh nghiệp, tổ chức:

– Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng), mức lệ phí là: 1.000.000 đồng (Một triệu đồng Việt Nam) trên một mã;

– Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) mức phí là : 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng Việt Nam) trên một mã;

– Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) mức lệ phí là: 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng Việt Nam) trên một mã;;

(2) Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài:

– Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm mức phí là: 500.000 đồng (Năm trăm nghìn đồng Việt Nam) trên một hồ sơ;

– Hồ sơ trên 50 sản phẩm mức phí là: 10.000 đồng (Mười nghìn đồng Việt Nam) trên một mã.

IV. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH SẢN PHẨM

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quyết định 15/2015/VBHN-BKHCN, quy định hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm bao gồm các loại giấy tờ sau:

(1) Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Quy định tại Quyết định 15/2015/VBHN-BKHCN (02 bản);

(2) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác (Xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực) (01 bản);

(3) Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã Thương phẩm toàn cầu (GTIN) theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định tại Quyết định 15/2015/VBHN-BKHCN (02 bản);

(4) Văn bản ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm (nếu có).

5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết liên quan:

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh hiện nay

Điều kiện và quy trình họp đại hội đồng cổ đông đúng luật

Trên đây là bài tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề: “Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm”. Nếu quý bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc, băn khoăn nào liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô để được hướng dẫn và giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết này