- Chuyên mục: Tư vấn đầu tư
- Ngày đăng: 07/10/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư kinh doanh tại Việt Nam sẽ được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho nhà đầu tư. Vậy những chính sách này là gì, để nhà đầu tư nắm bắt được những chính sách này, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: “Chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho nhà đầu tư”
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật đầu tư số 61/2020/QH14;
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư;
– Thông tư số 03/2021/TT-BHKĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;
– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

II. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
2.1. Các hình thức ưu đãi đầu tư
Căn cứ khoản 1 điều 15 Luật đầu tư quy định:
“1. Hình thức ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
c) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
d) Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.”
Theo đó, các nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam sẽ được hưởng các hình thức ưu đãi đầu tư như sau:
– Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
– Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
– Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
2.2 Các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
Căn cứ khoản 2 điều 15 Luật đầu tư và điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm:
– Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
b) Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Phụ lục III Nghị định 31/2021/NĐ-CP;
– Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động;
– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
– Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
– Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
III. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Căn cứ điều 18 Luật đầu tư quy định về hình thức đầu tư như sau:
Điều 18. Hình thức hỗ trợ đầu tư
1. Các hình thức hỗ trợ đầu tư bao gồm:
a) Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư;
b) Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
c) Hỗ trợ tín dụng;
d) Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của cơ quan nhà nước;
đ) Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;
e) Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;
g) Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
2. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế – xã hội và khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết các hình thức hỗ trợ đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác.
Theo đó, nhà đầu tư sẽ được nhà nước hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư;
Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
Hỗ trợ tín dụng;
Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh;
Hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định c%B
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn