- Chuyên mục: Tư vấn đầu tư
- Ngày đăng: 16/09/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Dịch vụ Massage, Spa ngày càng phổ biến, nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân cũng tăng cao, do đó, các sở kinh doanh loại hình dịch vụ này được thành lập nhiều hơn. Cùng với đó, xu hướng đầu tư từ nước ngoài vào ngành nghề này cũng được các nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài viết này, để giải đáp cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp, Luật Thành Đô xin gửi đến quý khách hàng bài viết “Dịch vụ Massage, Spa có được đăng ký đầu tư không”.
>>> Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư Luật Thành Đô: 0919.089.888
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Cam kết thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO;
– Luật đầu tư số 61/2020/QH14;
– Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
– Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
– Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
– Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/04/2021 quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;
– Công văn số 579/KCN-PHCN&GD về việc quản lý dịch vụ xoá bóp (massage)
– Văn bản pháp lý khác có liên quan.
II. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ MASSAGE, SPA
Theo phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 thì kinh doanh dịch vụ xoa bóp (massage) thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện Do đó, nhà đầu tư chỉ có quyền kinh doanh dịch vụ massage khi đáp ứng điều kiện và pahir tuân thủ điều kiện đó trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh.
Trước đây, theo quy định tại Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ quy định điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage), theo đó cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân sự. Cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện gửi về Sở Y tế.
Tuy nhiên, ngày 12/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý quản lý nhà nước của Bộ Y tế, trong đó có bãi bỏ Điều 38 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP, đồng nghĩa với việc hủy bỏ quy định về điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage).
Ngày 30/05/2019, Cục quản lý khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế đã có Công văn số 579/KCN-PHCN&GD về việc quản lý dịch vụ xoá bóp (massage) gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương với nội dung: “Điều kiện hành nghề dịch vụ xoa bóp không còn được quy định là loại hình kinh doanh dịch vụ có điều kiện và thủ tục công bố cở sở dịch vụ xoa bóp không còn được quy định thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Do đó, các Sở Y tế sẽ không tiếp nhận, giải quyết thủ tục công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp” hoặc “Massage”.”
Theo đó, các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, nhân sự và quy định cơ sở xoa bóp phải có văn bản thông báo đủ điều kiện gửi về Sở Y tế đã được bãi bỏ. Lúc này, cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) chỉ còn phải đáp ứng các điều kiện như những ngành kinh doanh thông thường để đảm bảo yếu tố đặc thù có thể hoạt động.
Theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh dịch vụ xoa bóp quy định như sau:
“1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với người Việt Nam:
Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.”
“Điều 25. Trách nhiệm chung áp dụng đối với các ngành, nghề
Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
3. Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
4. Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
5. Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.
6. Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.
8. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
9. Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
10. Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:
a) Danh sách những người làm việc trong cơ sở kinh doanh;
b) Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, trừ người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Các tài liệu chứng minh cơ sở kinh doanh đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định tại các Điều 8, 11 và Điều 12 Nghị định này;
d) Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có);
đ) Sơ đồ khu vực kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh tiền chất thuốc nổ; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh công cụ hỗ trợ; kinh doanh súng bắn sơn; kinh doanh các loại pháo; kinh doanh casino; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; kinh doanh dịch vụ lưu trú; kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
11. Phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp lại hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
12. Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong cơ sở kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
13. Nếu cơ sở kinh doanh tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.
14. Đối với các cơ sở kinh doanh: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; vật liệu nổ công nghiệp; tiền chất thuốc nổ; ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; dịch vụ nổ mìn; công cụ hỗ trợ; súng bắn sơn khi ngừng hoạt động kinh doanh thì phải thống kê đầy đủ số súng quân dụng, vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn còn tồn đọng (nếu có) và có văn bản thông báo cho cơ quan Công an hoặc cơ quan Quân sự từ cấp tỉnh trở lên nơi cơ sở hoạt động kinh doanh để xử lý theo quy định của pháp luật.
15. Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.
16. Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, phí sát hạch cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp có trách nhiệm
“Điều 30. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp có trách nhiệm:
1. Bố trí nơi cất giữ, bảo quản an toàn tư trang, tài sản của khách.
2. Bố trí phòng nam riêng và nữ riêng khi thực hiện dịch vụ xoa bóp.”
Như vậy, cần đáp ứng đầy đủ quy định về trật tự xã hội khi đăng ký dịch vụ xoa bóp (massage) theo quy định trên.
III. DỊCH VỤ MASSAGE, SPA CÓ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ KHÔNG?
Căn cứ Cam kết thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO thì dịch vụ massage, spa thuộc nhóm ngành Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp khác (CPC 97029): chăm sóc cá nhân, chăm sóc thân thể, nhổ lông, xoa bóp. Ngoại trừ xoa bóp chữa bệnh, trị liệu với tia cực tím và tia hồng ngoại, tắm nắng và các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp khác.
Ngoài ra, khoản 5 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định: “Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người” thuộc nhóm ngành dịch vụ y tế chuyên khoa (CPC 93122): Dịch vụ chẩn đoán và điều trị do các bác sĩ cung cấp để chữa bệnh cho một loại bệnh cụ thể, trong một cơ sở y tế (gồm cả các cơ sở chữa bệnh cho các bệnh nhân nội và ngoại trú)… các dịch vụ khác có liên quan với chăm sóc sức khỏe (ví dụ như phục hồi, chăm sóc sau khi rời bệnh viện…).
Do đó, tại Việt Nam, dịch vụ massage, Spa có 02 hình thức:
(1) Spa, Massage thông thường (không có tác động vật lý vào cơ thể) theo CPC 97029
(2) Spa, Massage có tác động vật lý vào cơ thể (hoạt động trong bệnh viện, phòng khám) theo CPC 93122
Đối với hình thức (1) thì cơ sở spa, massage chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại mục II bài biết này.
Đối với hình thức (2) thì ngoài phải đáp ứng điều kiện quy định tại mục II thì cơ sở cần đáp ứng điều kiện của dịch vụ y tế chuyên khoa.
Lưu ý: Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ thông qua thành lập bệnh viện 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc thong qua hợp đồng hợp tác kinh doanh
Vốn đầu tư tối thiểu cho một bệnh viện là 20 triệu đô la Mỹ, bệnh xá đa khoa là 2 triệu đô la Mỹ và cơ sở điều trị chuyên khoa là 200 nghìn đô la Mỹ.
Bài viết liên quan:
Cách tra cứu ngành nghề đầu tư
bổ sung ngành nghề cho thuê máy móc trên giấy phép đầu tư
Trên đây là tư vấn của Luật Thành Đô liên quan đến câu hỏi dịch vụ Massage, Spa có được đăng ký đầu tư hay không. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào, vui lòng liên hệ Luật Thành Đô để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp chi tiết.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn