- Chuyên mục: Tư vấn đầu tư
- Ngày đăng: 29/10/2021
- Tác giả: Ban biên tập
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020. Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty cổ phần cần đáp ứng những điều kiện nhất định và thực hiện các thủ tục theo quy định. Bài viết dưới đây, Luật Thành Đô về quy định liên quan đến “Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam” sẽ giúp các nhà đầu tư nắm rõ hơn quy định này.
I. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
– Luật doanh nghiệp năm 2020;
– Luật đầu tư năm 2020;
– Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
II. THỦ TỤC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM
2.1. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư theo hình thức thành lập công ty cổ phần – một loại hình tổ chức kinh tế cụ thể cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp Việt Nam.
Để thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; Hình thức đầu tư; Phạm vi hoạt động đầu tư; Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
(2) Điều kiện về vốn và tỷ lệ vốn: Nhà đầu tư nước ngoài cũng phải đáp ứng quy định về vốn và tỷ lệ vốn đối với những ngành nghề hạn chế tiếp cận đầu tư liên quan đến tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nước ngoài.
(3) Điều kiện về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
(4) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
(5) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2.2. Quy trình, thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam
2.2.1. Bước 1: Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư để nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty cổ phần
Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, bao gồm các tài liệu sau đây:
+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Văn bản đề xuất dự án đầu tư;
+ Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
+ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
+ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
+ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
+ Văn bản ủy quyền đối với trường hợp nhà đầu tư không trực tiếp nộp hồ sơ.
– Thẩm quyền và thời hạn giải quyết:
+ Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ: Nhà đầu tư chuẩn bị 08 bộ hồ sơ nộp cho Bộ kế hoạch và đầu tư. Thời gian giải quyết là 65 ngày làm việc.
+ Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế: Nhà đầu tư chuẩn bị 04 bộ hồ sơ nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Thời gian giải quyết là 50 ngày làm việc.
+ Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Thời gian giải quyết là 43 ngày làm việc.
2.2.2. Bước 2: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
– Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
+ Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
+ Văn bản đề xuất dự án đầu tư;
+ Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
+ Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
+ Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
+ Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
+ Văn bản ủy quyền đối với trường hợp nhà đầu tư không trực tiếp nộp hồ sơ.
– Thời hạn giải quyết:
+ Đối với dự án đầu tư thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chấp thuận chủ trương đầu tư;
+ Đối với dự án đầu tư thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
2.2.3. Bước 3: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam
Hồ sơ thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam, bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (công ty cổ phần);
+ Điều lệ công ty cổ phần;
+ Danh sách danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
+ Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Văn bản ủy quyền đối với trường hợp nhà đầu tư không trực tiếp nộp hồ sơ.
Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư.
Bài viết cùng chủ đề:
điều chỉnh thành viên công ty có vốn nước ngoài
cập nhật thông tin nhà đầu tư là tổ chức
Trên đây là bài viết của Luật Thành Đô về thủ tục nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư năm 2020. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Thành Đô để được hướng dẫn và giải đáp miễn phí.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn