- Chuyên mục: Tư vấn giấy phép
- Ngày đăng: 05/10/2020
- Tác giả: Ban biên tập
Vốn kinh doanh lữ hành quốc tế là vấn đề được các doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế quan tâm hiện nay. Giấy phép lữ hành quốc tế là loại giấy phép cần thiết cho doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. Doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nhằm phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài khi và chỉ khi được cấp giấy phép lữ hành quốc tế. Tuy nhiên, để được cấp giấy phép lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp trước tiên cần đáp ứng điều kiện về vốn. Trong phạm vi bài viết này, Luật Thành Đô xin giới thiệu về “Điều kiện về vốn xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế”.
Bài viết tham khảo: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ VỐN KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ
– Bộ luật dân sự 2015;
– Luât du lịch năm 2017;
– Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch
– Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch
– Văn bản pháp lý khác có liên quan

II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VỐN
2.1. Vốn điều lệ công ty
– Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty
– Mức vốn điều lệ: Pháp luật không quy định mức tối đa hoặc tối thiểu của vốn điều lệ, căn cứ vào điều kiện đáp ứng của từng ngành nghề kinh doanh, phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp. trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định về mức vốn tối thiểu phải có để được phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức tối thiểu quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành đó.
– Mức vốn pháp định: Mức vốn pháp định được quy định khác nhau tuỳ theo điều kiện kinh doanh của từng ngành nghề về. Ví dụ: Kinh doanh bất động sản có vốn pháp định 20 tỷ đồng; Kiểm toán vốn pháp định 5 tỷ đồng (Các quy đinh này được quy định lần lượt tại Luật kinh doanh bất động sản 2014 và Luật kiểm toán độc lập 2011).
– Thay đổi vốn điều lệ: khi thành lập doanh nghiệp, bắt buộc phải kê khai ngay vốn điều lệ ban đầu. Trong quá trình hoạt động, Công ty có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ nhưng phải làm thủ tục thay đổi GIấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi.
>>> Bài viết mới nhất: Thủ tục xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế
2.2. Tiền ký quỹ
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực nghĩa vụ.(Điều 330 Bộ luật dân sự 2015).

III. ĐIỀU KIỆN VỀ VỐN KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ
3.1. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
Căn cứ điều 31 Luật du lịch 2017, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Thứ nhất, là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
– Thứ hai, ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
– Thứ ba, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đăng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ điều hành du lịch quốc tế.
Theo quy định trên, kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện tuy nhiên pháp luật không quy định về vốn pháp đinh khi thành lập công ty. Do vậy, khi xin giấy phép lữ hành quốc tế thì ngoài khoản vốn điều lệ đã đăng ký từ khi thành lập thì doanh nghiệp cần có thêm một nguồn vốn khác để ký quỹ theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250 triệu đồng
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500 triệu đồng
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500 triệu đồng
Như vậy, mức ký quỹ (vốn) tối đa của doanh nghiệp xin cấp giấy phép lữ hành quốc tế là 500 triệu đồng. Tiền ký quỹ này phải thực hiện bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
3.2. Nộp tiền ký quỹ và Cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế
Bước 1. Khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.
Bước 3. Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 168/2017/NĐ-CP.
Tham khảo thêm bài viết: Thu hồi giấy phép lữ hành quốc tế
3.3. Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ
– Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng trong những trường hợp sau đây:
+ Có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;
+ Có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Tiền ký quỹ là một trong những điều kiện bắt buôc khi xin giấy phép lữ hành quốc tế. Tiền ký quỹ có thể giúp doanh nghiệp có khoản dự phòng để giải quyết rủi ro. Khi thành lập Công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì doanh nghiệp cần có 02 nguồn vốn như sau:
(1) Vốn điều lệ: Không quy định bắt buộc tối đa và tối thiểu.
(2) Vốn ký quỹ: ít nhất từ 250tr-500 triệu.

Bài viết tham khảo về xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:
Quy trình các bước xin giấy phép lữ hành quốc tế
Trên đây là tư vấn sơ bộ của Luật Thành Đô về điều kiện vốn xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo pháp luật hiện hành. Trường hợp cần tư vấn thêm, Quý khách vui lòng liên hệ Luật sư Luật Thành Đô theo thông tin tại đây. Trân trọng./.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn