- Chuyên mục: Tư vấn doanh nghiệp
- Ngày đăng: 21/09/2022
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
In ấn là hoạt động ngày càng phổ biến ở nước ta hiện nay, nó không chỉ dừng lại ở những thành phố lớn mà đã dần có sự xuất hiện tại nhiều nơi trên mọi miền tổ quốc. Tuy nhiên, để hoạt động in ấn thực hiện tốt chức năng và vai trò của nó thì việc nhà nước ta đưa ra các quy định về hoạt động này là hết sức cần thiết.
Đặc biệt là trong việc cấp giấy phép hoạt động in ấn – được coi là viên gạch đầu tiên đặt nền móng để thực hiện hoạt động in ấn. Dưới đây là những quy định của pháp luật về việc cấp giấy phép hoạt động in ấn cho các cơ sở.
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Luật Xuất bản ngày 20/11/2012;
Nghị định 195/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật xuất bản;
Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in;
Nghị định 25/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in;
Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.

II. ĐIỀU KIỆN HỒ SƠ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG IN XUẤT BẢN PHẨM
Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Nghị định Nghị định 195/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật xuất bản nêu rõ:
Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm (bao gồm các công đoạn chế bản, in, gia công sau in) khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật xuất bản;
b) Chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Theo đó, cơ sở in muốn được cấp giấy phép hoạt động tin xuất bản phẩm phải đáp ứng đồng thời 02 điều kiện sau:
- Điều kiện về mặt khách quan:
- Có mặt bằng sản xuất, thiết bị để thực hiện một hoặc các công đoạn chế bản, in và gia công sau in xuất bản phẩm;
- Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
- Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở in xuất bản phẩm.
- Điều kiện về chủ thể:
- Chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
- Người đứng đầu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
III. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG IN XUẤT BẢN PHẨM
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in, Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm gồm có:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm theo mẫu quy định;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập;
– Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập;
– Bản sao có chứng thực giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị in; trường hợp chưa có thiết bị in phải kèm theo danh mục thiết bị in dự kiến đầu tư.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in, cơ sở in phải hoàn thành việc mua hoặc thuê mua đủ thiết bị theo danh mục dự kiến đầu tư, gửi bản sao chứng từ mua, thuê mua thiết bị cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động in;
Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng hoặc các loại giấy tờ khác chứng minh về việc giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng để thực hiện chế bản, in, gia công sau in;
Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh – trật tự do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và giấy tờ thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định.
Theo đó, Tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 195/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật xuất bản đã liệt kê giấy tờ tài liệu chứng minh về người đứng đầu cơ sở in, có mặt bằng sản xuất và thiết bị trong hồ sơ cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, cụ thể:
– Đối với người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm: Là người đại diện theo pháp luật được ghi tại một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp cho người đứng đầu phải là bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng về in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
– Đối với tài liệu chứng minh về mặt bằng sản xuất: Phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng hay các loại giấy tờ khác chứng minh về việc giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng để sản xuất;
– Đối với tài liệu chứng minh về thiết bị: Phải là bản sao giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị; trường hợp chưa có thiết bị, trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải kèm theo danh mục thiết bị dự kiến đầu tư.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, cơ sở in phải hoàn thành việc mua hoặc thuê mua đủ thiết bị theo danh mục dự kiến đầu tư, gửi bản sao chứng từ mua, thuê mua thiết bị cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm”.
IV. TRÌNH TỰ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG IN
Căn cứ Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in:
Đầu tiên, Trước khi hoạt động, cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in theo quy định sau đây:
– Cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Cơ sở in khác gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp hồ sơ gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật về chữ ký số và các quy định liên quan;”

Bài viết cùng chủ đề:
Giấy phép con là gì? Khi nào cần xin giấy phép con
Trên đây là những quy định của pháp luật về việc cấp giấy phép hoạt động in ấn. Mọi vấn đề thắc mắc xin vui lòng phản hồi và liên hệ đến chúng tôi để có được những giải đáp nhanh nhất.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn