Hộ kinh doanh là một mô hình được nhiều người lựa chọn khi bắt đầu kinh doanh nhỏ lẻ. Khi việc kinh doanh bắt đầu phát triển hơn, nhiều hộ kinh doanh muốn mở thêm việc kinh doanh tại các địa điểm khác. Liệu hộ kinh doanh có được kinh doanh tại nhiều địa điểm? Trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

– Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở

– Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở

II. HỘ KINH DOANH CÓ ĐƯỢC KINH DOANH TẠI NHIỀU ĐỊA ĐIỂM?

Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Như vậy, một hộ kinh doanh có thể kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải lưu ý các điều kiện sau:

(1) Chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh

(2) Thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm còn lại.

Giải đáp: Hộ kinh doanh có được kinh doanh tại nhiều địa điểm không?
Giải đáp: Hộ kinh doanh có được kinh doanh tại nhiều địa điểm không?

III. LƯU Ý KHI LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Khoản 7 Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định:

Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quy định tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư.

Như vậy, hộ kinh doanh không được kinh doanh tại căn hộ chung cư.

Cá nhân, hộ gia đình tiến hành kinh doanh tại căn hộ chung cư có thể bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (theo điểm b khoản 2 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP) (mức phạt đối với tổ chức, đối với cá nhân bằng một nửa mức phạt trên)

Ngoài ra, về nhà tập thể, hiện nay không có quy định trực tiếp, rõ ràng về việc nhà tập thể có được sử dụng để làm trụ sở doanh nghiệp hay không. Tuy nhiên, với tính chất tương tự như nhà chung cư (nhiều tầng, dùng cho mục đích để ở) và thuộc sở hữu nhà nước, nên thực tế Phòng đăng ký kinh doanh thường từ chối chấp nhận việc sử dụng nhà tập thể để làm trụ sở công ty nhằm mục đích kinh doanh.

IV. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cá nhân, người đại diện hộ gia đình cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

(1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

(2) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

(3) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

(4) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cá nhân, người đại diện hộ gia đình đến nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Nộp lệ phí đăng ký kinh doanh: Lệ phí đăng ký kinh doanh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định

Bước 3: Nhận kết quả

Cá nhân, người đại diện hộ gia đình nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh tại nơi nộp hồ sơ.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
Bài viết cùng chủ đề:

Một số hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến hiện nay

Mở quán ăn nhỏ có phải đăng ký kinh doanh không?

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề Hộ kinh doanh có được kinh doanh tại nhiều địa điểm, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 1900 1958 để được hỗ trợ giải đáp.

5/5 - (3 bình chọn)