- Chuyên mục: Tư vấn đầu tư
- Ngày đăng: 18/10/2021
- Tác giả: Ban biên tập
Khái niệm về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một khái niệm vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Đây là một loại giấy phép hoạt động được cơ quan cơ thẩm quyền ban hành cho những chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.
Vậy pháp luật quy định như thế nào về khái niệm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và có những khái niệm nào liên quan cần lưu ý, Luật Thành Đô mời quý khách hàng tham khảo bài viết “Một số khái niệm về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật đầu tư số 61/2020/QH14;
– Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
– Văn bản pháp lý khác có liên quan.

II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
Khái niệm về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các khái niệm liên quan được quy định tại Điều 3 Luật đầu tư 2020. Cụ thể như sau:
2.1. Khái niệm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
2.2. Khái niệm về dự án đầu tư
– Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
– Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
– Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.
– Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là dự án đầu tư thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
2.3. Khái niệm về nhà đầu tư
– Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
– Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
– Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
– Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh .
– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
2.4. Khái niệm về đầu tư kinh doanh
– Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh.
– Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
2.5. Khái niệm về các địa điểm đầu tư kinh doanh
– Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu
– Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
– Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

III. NỘI DUNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm các nội dung sau:
(1) Tên dự án đầu tư.
(2) Nhà đầu tư.
(3) Mã số dự án đầu tư.
(4) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
(5) Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
(6) Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
(7) Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
(8) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
– Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
– Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
(9) Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
(10) Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Bài viết cùng chủ đề:
Quy trình cung cấp thông tin về dự án đầu tư
Chính sách ưu đãi đầu tư với khu công nghiệp
Thực hiện hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam
Trên đây là tư vấn của Luật Thành Đô liên quan đến một số khái niệm về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào, vui lòng liên hệ Luật Thành Đô để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp chi tiết.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn