Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam hiện nay, một trong các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan chức năng là người dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Trường hợp người dân không đeo khẩu trang sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy mức phạt đối với hành vi không đeo khẩu trang là bao nhiêu và ai có thẩm quyền xử phạt người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng, trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi này.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007

– Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

– Thông báo 89/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID 19

– Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Ai có quyền xử phạt không đeo khẩu trang nơi công cộng
Ai có quyền xử phạt không đeo khẩu trang nơi công cộng

II. CÓ BẮT BUỘC PHẢI ĐEO KHẨU TRANG KHI RA NGOÀI KHÔNG?

Theo Thông báo 89/TB-VPCP ngày 01/5/2021 của Văn phòng Chính phủ, tại cuộc họp thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID 19, Thủ tưởng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay các giải pháp sau:

– Yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà và thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế.

– Siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các đơn vị, cơ sở trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở y tế, trường học, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, sân bay, bến xe, các địa điểm công cộng tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng, các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; khu du lịch, khách sạn, cơ sở lưu trú, cơ sở thờ tự của tôn giáo và các sự kiện tập trung đông người…

– Tiếp tục thực hiện tầm soát chủ động, xét nghiệm trên diện rộng đối với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp và các trường hợp khác có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, căn cứ điều kiện của địa phương và tình hình dịch trên địa bàn chủ động, linh hoạt, sáng tạo áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, phù hợp để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển kinh tế – xã hội vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và chịu trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của mình để quyết định nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhất là trong phòng, chống và khắc phục có hiệu quả dịch Covid-19.

Do đó, mọi người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.

III. KHÔNG ĐEO KHẨU TRANG Ở NƠI CÔNG CỘNG BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 8 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, một trong các hành vi bị nghiêm cấm là không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, người không đeo khẩu trang ở nơi công cộng có thể bị xử phạt hành chính 2.000.000 đồng.

IV. AI CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT KHÔNG ĐEO KHẨU TRANG?

Theo điều 103, điều 104, điều 106, điều 107, điều 108, điều 109, điều 112 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không đeo khẩu trang ở nơi công cộng theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

– Chánh Thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Chánh Thanh tra cấp Bộ, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ.

– Trưởng Công an cấp huyện; Giám đốc Công an cấp tỉnh.

– Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển; Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

– Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.

– Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển; Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển; Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề:

Không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt như thế nào?

Có bắt buộc làm căn cước công dân gắn chip không?

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 1900 1958 để được hỗ trợ giải đáp.

5/5 - (3 bình chọn)