Hiện nay, hưởng ứng theo nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, số lượng cá nhân đi du học, đi xuất khẩu lao động, làm chứng chỉ hành nghề hay kinh doanh hành ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật ngày càng đông đảo. Để thực hiện được các hoạt động trên các cá nhân cần đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Mặc dù hoạt động đi yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp diễn ra phổ biến trong thực tiễn, nhưng hầu như rất ít người phân biệt được Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 và số 2, nên trong tờ khai yêu cầu của họ luôn để trống ô yêu cầu điền loại phiếu này. Vậy, Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 và số 2 có điểm gì khác nhau?

Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2
Phân biệt phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2

Luật sư trả lời:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH13;

II. PHÂN BIỆT PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 1 VÀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 2

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp đã quy định: “Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp cps giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản”. Như vậy, căn cứ theo điều luật trên có thể thấy phiếu lí lịch tư phát là phiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấm cho các cá nhân, nhằm chứng minh một số thông tin liên quan đến nhân thân có cá nhân đó.

Phiếu lý lịch tư pháp gồm có: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về mẫu phiếu. Vậy, giữa phiếu lý lịch số 1 và phiếu lý lịch số 2 khác nhau ở điểm nào? Chúng tôi xin được chỉ ra như sau:

Về đối tượng và mục đích:

Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức là công dân Việt nam, người nước ngoài đã và đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình hoặc cơ quan nhà nước, tổ chwusc chính trị, tổ chức chính trị – xã hội yêu cầu cấp Phiếu để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. (Khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp)

Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử (Khoản 2 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp).

Về nội dung Phiếu lý lịch tư pháp:

Phiếu Lý lịch tư pháp số 1: Căn cứ Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp đã đưa ra các quy định về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp số 1:

1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Tình trạng án tích:

a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;

b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;

c) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.”

Như vậy, đối với phiếu Lý lịch tư pháp số 1:

+ Trong phần án tích phiếu chỉ ghi án tích chưa được xóa mà không ghi án tích đã được xóa. Đối với những người được xóa án tích và thông tin về việc xóa án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “Không có án tích”. Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xã đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “Không có án tích”.

+ Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ. thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu

liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật
Liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật

Phiếu Lý lịch tư pháp số 2: Theo quy định tại Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp đã quy định về nội dung của phiếu:

“1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Tình trạng án tích:

a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.

Như vậy, đối với phiếu Lý lịch tư pháp số 2 quy định:

+ Trong phần án tích ghi đầy đủ các án tích (bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa). Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xóa, thời điểm xóa án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Tòa án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phi, tình trạng thi hành án. Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

+ Phải ghi đầy đủ thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Về ủy quyền cấp Phiếu Lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp số 1. Ủy quyền phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu Lý lịch tư phán thì không cần văn bản ủy quyền. (Khoản 3 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp)

Phiếu Lý lịch tư pháp số 2: Cá nhân xin Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 phải trực tiếp thực hiện, không được ủy quyền cho người khác (Khoản 2 Điều 46).

Về hình thức:

Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Hình thức được trình bày theo biểu mẫu số 06/2013/TT-LLTP.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Hình thức được trình bày theo biểu mẫu số 07/2013/TT-LLTP.

Tóm lại, căn cứ vào tính chất công việc, đối tượng xin cấp Phiếu Lý lịch thì cơ quan tổ chức có thẩm quyền sẽ thực hiện cấp Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 hoặc Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

5 lý do nên dử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên dử dụng dịch vụ của Luật Thành Đô

Bài viết tham khảo: Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn liên quan đến sự khác nhau giữa Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 và số 2. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19001958 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.

5/5 - (1 bình chọn)