Việc xuất nhập cảnh trái phép từ lâu đã là một vấn nạn cần được quan tâm xử lý bởi nó xâm phạm đến an ninh và trật tự xã hội của quốc gia. Đặc biệt việc vượt biên trái phép sẽ không thể diễn ra trót lọt nếu không có sự tiếp tay của những người tổ chức, môi giới vốn hiểu rõ tình hình trong nước với những tính toán cẩn thận. Đây là hành vi nguy hiểm với an ninh trật tự xã hội, do vậy pháp luật quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề trách nhiệm pháp lý. Sau đây Luật Thành Đô xin tư vấn cụ thể về những quy định đó như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13

– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Tổ chức vượt biên trái phép bị phạt như thế nào ?
Tổ chức vượt biên trái phép bị phạt như thế nào ?

II. TỔ CHỨC VƯỢT BIÊN TRÁI PHÉP LÀ GÌ?

Vượt biên trái phép được hiểu là hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định pháp luật. Người có hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục nhập cảnh được hiểu là những người vào Việt Nam mà không đi qua các cửa khẩu, không làm các thủ tục cần thiết để được vào Việt Nam, có thể họ đi vào bằng đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới. Còn những người nước ngoài nhập cảnh mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là những người nhập cảnh vào Việt Nam mặc dù không đủ điều kiện để nhập cảnh, chưa được cấp phép để vào Việt Nam, ví dụ như không có thị thực, hoặc có nhưng đó là giấy tờ giả mạo.

Những hành vi xuất nhập cảnh trái phép nêu trên sẽ diễn ra trót lọt và với quy mô lớn hơn nếu được tổ chức, môi giới thông qua sự tính toán cẩn thận. Theo đó:

– Tổ chức vượt biên trái phép được hiểu là hành vi dụ dỗ, lôi kéo, tạo điều kiện, sắp xếp để người khác nhập cảnh mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

– Môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép được hiểu là hành vi làm trung gian giữa các bên để thu xếp cho người khác nhập cảnh mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Yếu tố bắt buộc trong mặt chủ quan đối với hành vi này là người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý và với mục đích vụ lợi.

Tại Việt Nam, trách nhiệm pháp lý pháp luật quy định với hành vi tổ chức, môi giới vượt biên trái phép nghiêm khắc và nặng hơn so với hành vi nhập cảnh trái phép. Những hành vi nêu trên có thể bị truy cứu trác nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ nghiêm trọng của hậu quả mà hành vi đó gây ra.

III. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI VƯỢT BIÊN TRÁI PHÉP

3.1. Bị xử lý hành chính

Hành vi tổ chức vượt biên trái phép sẽ được xử lý theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Theo khoản 3 Điều 17 thì phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi trốn hoặc tổ chức, giúp đỡ người khác trốn vào các phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài.

Khoản 6 điều 17 quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép.

Ngoài ra, người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến
tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến

3.2. Bị xử phạt hình sự

* Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép

Hình phạt cho hành vi trên được quy định cụ thể tại điều 348 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó:

– Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với từ 05 người đến 10 người;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Đối với 11 người trở lên;

+ Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

+ Làm chết người.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

* Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Điều 349 Bộ luật hình sự 2015 quy định mức phạt đối với hành vi trên như sau:

– Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với từ 05 người đến 10 người;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Đối với 11 người trở lên;

+ Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

+ Làm chết người.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ của luật thành đô

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Tội trốn thuế bị phạt như thế nào ?

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về mức phạt đối với hành vi tổ chức vượt biên trái phép. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19001958 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.

5/5 - (1 bình chọn)