Trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp đều là những khoản tiền mà người lao động nhận được khi nghỉ việc nếu đáp ứng đủ điều kiện. Đây là những khoản trợ cấp nhằm bảo vệ quyền lợi của những người lao động. Tuy nhiên, điều kiện, mức hưởng của các khoản trợ cấp này là khác nhau. Sau đây, Luật Thành Đô xin tư vấn về những điểm khác biệt này như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC, TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP VÀ TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM

– Bộ luật lao động số 45/2019/QH14

– Luật việc làm số 38/2013/QH13

Phân biệt trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp mất việc làm
Phân biệt trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp mất việc làm

II. KHÁI NIỆM TRỢ CẤP THÔI VIỆC, TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP VÀ TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM

Trợ cấp thôi việc là một khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi nghỉ việc trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

Trợ cấp mất việc là một khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động bị mất việc làm một cách thụ động do doanh nghiệp gây ra, tức khoản tiền bồi thường cho người lao động do bị chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không phải do lỗi của họ.

Trợ cấp thất nghiệp là một khoản tiền mà người lao động nhận được từ quỹ bảo hiểm quốc gia khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

III. PHÂN BIỆT TRỢ CẤP THÔI VIỆC, TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP VÀ TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM

Tiêu chí Trợ cấp thôi việc Trợ cấp thất nghiệp Trợ cấp mất việc làm
Căn cứ pháp lý Điều 46 Bộ luật lao động 2019 Điều 49, 50 Luật việc làm 2013 Điều 47 Bộ luật lao động 2019
Điều kiện hưởng – Khi hợp đồng lao động chấm dứt trong trường hợp:

+ Hết hạn hợp đồng

+ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng

+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng

+ Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định Tòa án đã có hiệu lực.

+ Người lao động chết, bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết

+ Người sử dụng lao động chết, bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, chết. Người sử dụng lao động không phải cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị thông báo không có người đại diện theo pháp luật.

+ Người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng

– Người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên

– Trường hợp không được hưởng: khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

(Khoản 1 điều 46)

Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ một số trường hợp tại khoản 4 điều 49.

(Điều 49)

Người lao động đã làm việc thường xuyên đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm do nguyên nhân:

– Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

(Khoản 1 Điều 47)

Đối tượng chi trả Người sử dụng lao động Cơ quan bảo hiểm xã hội Người sử dụng lao động
Thời gian làm việc tính trợ cấp Là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

(Khoản 2 điều 46)

– Tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp

– Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

(Khoản 2 điều 50)

Là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

(Khoản 2 điều 47)

Tiền lương tính trợ cấp Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

(Khoản 3 điều 46)

Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người thất nghiệp. Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

(Khoản 3 điều 47)

Mức hưởng Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương Bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng, tùy từng đối tượng. Mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
5 lý do nên sử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ của luật thành đô

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về việc phân biệt trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp mất việc làm. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19001958 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.

 

5/5 - (1 bình chọn)