Trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhiều nhà đầu tư đã vô tình vi phạm hoạt động quản lý về đầu tư như không điều chỉnh dự án đầu tư khi có thay đổi, không báo cáo hoạt động đầu tư,…dẫn đến bị xử phạt vi phạm hành chính. Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết “Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam”

I. Căn cứ pháp lý

– Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam

II. Quy định về mức xử phạt

Căn cứ theo quy định tại điểm c, khoản 3 Điều 13 Nghị định 50/2016/NĐ-CP

STT Hành vi vi phạm Mức phạt (VNĐ) Biện pháp khắc phục hậu quả
1 Không thực hiện báo cáo cho cơ quan đăng ký đầu tư trước khi bắt đầu thực hiện dự án đầu tư đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 1.000.000-5.000.000
2 Không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư 5.000.000-10.000.000
Báo cáo không trung thực về hoạt động đầu tư
Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật đầu tư
Thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) nhưng không đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành Buộc đăng ký thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC
Chấm dứt hoạt động Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành. Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư
3 Lập hồ sơ dự án đầu tư không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư. 10.000.000-20.000.000
4 Không thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế 20.000.000-30.000.000
Không thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư
Giãn tiến độ thực hiện dự án, giãn tiến độ đầu tư nhưng không đề xuất bằng văn bản với cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư
Tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư
Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, thủ tục thanh lý dự án đầu tư.
5 Không thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung trong hồ sơ đăng ký đầu tư (đối với trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư 30.000.000-40.000.000
Không đáp ứng các điều kiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi chuyển nhượng dự án đầu tư
Đầu tư kinh doanh các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư
6 Không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đầu tư 40.000.000-60.000.000
Tiếp tục triển khai dự án khi đã bị cơ quan đăng ký đầu tư quyết định ngừng hoạt động
Tiếp tục triển khai dự án khi đã chấm dứt hoạt động mà không được cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận
Không triển khai dự án đầu tư sau 12 (mười hai) tháng mà không được cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận.
7 Triển khai thực hiện dự án khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư. 60.000.000-80.000.000

III. Trình tự thực hiện khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư

Bước 1: Chủ đầu tư trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện nộp văn bản giải trình vi phạm và kèm theo các tài liệu chứng minh.

Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư lập Biên bản vi phạm hành chính và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Bước 3: Sau khi nhận được quyết định xử phạt, trong thời hạn 10 ngày, chủ đầu tư phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc các điểm thu vi phạm hành chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế.

Nhà đầu tư có quyền khiếu nại các quyết định vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Sau khi chấp hành Quyết định xử phạt, Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp / điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo Quyết định xử phạt và biên lai tiền phạt cho Cơ quan đăng ký lần đầu. riêng tư.

Bài viết cùng chủ đề:

xử phạt trường hợp không thực hiện đăng ký đầu tư

Trên đây là toàn bộ nội dung “Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam”. Để được giải đáp thêm Quý Khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline 0919.089.888 để được tư vấn

Trân trọng./.

5/5 - (1 bình chọn)