Lỗi đi xe không chính chủ là một lỗi khá phổ biến khi tham gia giao thông. Tuy nhiên hiểu lỗi đi xe không chính chủ như thế nào cho đúng và nếu mắc lỗi này thì có thể bị xử phạt như thế nào thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

II. THẾ NÀO LÀ ĐI XE KHÔNG CHÍNH CHỦ?

Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định về thuật ngữ “đi xe không chính chủ”. Tuy nhiên theo quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, ta có thể hiểu lỗi đi xe không chính chủ là lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng chứng nhận đăng ký xe sang tên mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

Do đó, việc mượn xe của người khác để đi, dùng chung xe với người khác không phải là hành vi đi xe không chính chủ và không vi phạm quy định của pháp luật. Chỉ khi mua bán, được tặng cho, phân bổ, điều chuyển, thừa kế xe mà không làm thủ tục sang tên mới là vi phạm lỗi đi xe không chính chủ.

Khi mua bán xe cũ, được tặng cho, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế, có thể vì thiếu hiểu biết về quy định của pháp luật hoặc do ngại thủ tục hành chính phức tạp nên nhiều người không làm thủ tục sang tên xe, dẫn đến hành vi đi xe không chính chủ.

Đi xe không chính chủ bị phạt như thế nào ?
Đi xe không chính chủ bị phạt như thế nào ?

III. LỖI ĐI XE KHÔNG CHÍNH CHỦ BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

Như vậy, chủ sở hữu xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua bán, được tặng cho, phân bổ, điều chuyển, thừa kế có thể bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (đối với cá nhân) hoặc 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng (đối với tổ chức).

Điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Từ quy định trên, ta thấy, chủ sở hữu xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua bán, được tặng cho, phân bổ, điều chuyển, thừa kế có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (đối với cá nhân) hoặc 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (đối với tổ chức).

Tuy nhiên không phải mọi trường hợp lái xe không đứng tên trên giấy tờ xe đều sẽ bị xử phạt hành chính.

Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Như vậy, việc xác minh để phát hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua bán, được tặng cho, phân bổ, điều chuyển, thừa kế chỉ được thực hiện trong 2 trường hợp: thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc công tác đăng ký xe. Do đó, không phải cứ đi xe do người khác đứng tên là bị xử phạt hành chính.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ của Luật Thành Đô

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề xử phạt lỗi đi xe không chính chủ khi tham gia giao thông, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 1900 1958 để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết này