- Chuyên mục: DỊCH VỤ PHÁP LÝ KHÁC
- Ngày đăng: 07/10/2020
- Tác giả: Ban biên tập
Khi tham gia hoạt động kinh doanh thương mại, hợp đồng là một giấy tờ pháp lý quan trọng điều chỉnh mối quan hệ này và ràng buộc trách nhiệm của các bên. Hợp đồng kinh doanh thương mại là gì? Mẫu hợp đồng kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật. Luật Thành Đô sẽ giới thiệu cho Quý khách hàng tại bài viết này.
I. PHÂN BIỆT GIỮA HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Việc xác định một hợp đồng là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mai có ý nghĩa khá quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia vì luật điều chỉnh cho 2 loại hợp đồng này là khác nhau
Hợp đồng dân sự | Hợp đồng kinh doanh thương mại | |
Luật áp dụng | Bộ luật dân sự 2015 | Bộ luật dân sự 2015
Luật thương mại 2015 |
Chủ thể giao kết hợp đồng | Chủ thể là các cá nhân, tổ chức (có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân) | Chủ thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (thương nhân). Như vậy, cần lưu ý về tư cách chủ thể khi thiết lập các giao dịch thương mại (tư cách thương nhân, tư cách pháp nhân, người đại diện hợp pháp…) nhằm tránh trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu do không hợp pháp về chủ thể. |
Mục đích của hợp đồng | Mục đích tiêu dung, tặng, cho, làm từ thiện,…. | Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thương mại |
Một số điều khoản của hợp đồng | Một số điều khoản của hợp đồng thương mại có nhưng hợp đồng dân sự không có như: Điều khoản vận chuyển hàng hóa; điều khoản bảo hiểm | |
Hình thức giao kết hợp đồng | Có thể được giao kết bằng miệng nhiều hơn thông qua sự tín nhiệm, giao dịch đơn giản, có tính phổ thông và giá trị thấp | Các hợp đồng thương mại với tính chất giá trị lớn hơn, phức tạp hơn hay do pháp luật yêu cầu thường được giao kết bằng văn bản và được công chứng để tăng giá trị pháp lý và đảm bảo sự rõ ràng trong quyền và nghĩa vụ các bên. |
Nội dung hợp đồng | Trong hợp đồng dân sự thường mang tính chất nhỏ, lẻ thì việc thỏa thuận về giá mang ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên thì việc không thỏa thuận về giá cũng không làm hợp đồng mất hiệu lực
|
Do các bên thoả thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng, là sự phát triển tiếp tục những quy định của luật truyền thống về hợp đồng
+ Nêu cao nghĩa vụ đảm bảo sở hữu trí tuệ trong hợp đồng mua bán + Việc thỏa thuận về giá không là không là nội dung bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực.
|
Cơ quan giải quyết khi phát sinh tranh chấp | Cơ quan giải quyết tranh chấp là Tòa án | Nếu các bên không tự giải quyết được thì có thể nhờ cơ quan tòa án hoặc trọng tài giải quyết theo sự lựa chọn của các bên |
Một số giao dịch phổ biến | Hợp đồng thuê trụ sở; kho bãi; nhà xưởng; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng mua trang thiết bị sử dụng nội bộ DN; hợp đồng xây dựng, sửa chữa… | Hợp đồng cung ứng dịch vụ; hợp đồng mua bán hàng hóa… |

II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Thời điểm hợp đồng có liệu lực đồng thời là thời điểm các bên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, điều này thực sự quan trọng bởi vậy cần lưu ý:
– Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng dự án bất động sản, hợp đồng chuyển giao công nghệ…), các bên cần hết sức lưu ý điều này bởi vì hợp đồng có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.
– Liên quan đến hiệu lực thi hành của hợp đồng thương mại thì vấn đề người đại diện ký kết (người ký tên vào bản hợp đồng) cũng cần lưu ý. Người ký phải có thẩm quyền ký hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền hợp lệ. Thông thường đối với doanh nghiệp thì người đại diện được xác định rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư. Cùng với chữ ký của người đại diện còn phải có đóng dấu (pháp nhân) của tổ chức, doanh nghiệp đó.
b. Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng là một chế tài đối với các bên khi có hành vi vi phạm, tuy nhiên pháp luật thương mại có sự giới hạn tỉ lệ phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm. Điều này rất nhiều thương nhân nhầm lẫn về con số này là 8% giá trị hợp đồng.
Vì vậy, khi các bên trong quan hệ thương mại lập hợp đồng cần lưu ý điểm này.
Các lưu ý khi ký kết hợp đồng
– Cần trú trọng ngay cả khâu soạn thảo Dự thảo HĐTM, đặc biệt là với thương vụ lớn hoặc HĐTM quốc tế
– Trong HĐTM cần có thỏa thuận cụ thể về chế tài (phạt vi phạm). Cần cẩn trọng điều khoản thỏa thuận vi phạm có liên hệ trực tiếp đến nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên. Biện pháp chế tài này càng chi tiết, rõ ràng thì càng tốt.
– Những chế tài cần phải khả thi, đúng quy định pháp luật để không bị vô hiệu và thực hiện được.
– Không nên coi chế tài để làm khó nhau, mà là biện pháp đảm bảo thực hiện đúng HĐTM, và hướng giải quyết khi xảy ra vi phạm, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên.
– Trong quá trình thực hiện HĐTM phải theo dõi, ghi nhận, khi có dấu hiệu vi phạm phải nhanh chóng thu thập chứng cứ để chứng minh.
– Thông báo kịp thời bằng văn bản khi bị vi phạm, nêu yêu cầu, biện pháp, khắc phục hoặc ngăn chặn…
– Đối với các hợp đồng thương mại có giá trị lớn, tình tiết phức tạp thì nên mời luật sư hỗ trợ pháp lý, tham gia giải quyết ngay từ đầu.
– Chi phí cho luật sư để giúp DN phòng ngừa rủi ro kinh doanh bao giờ cũng ít hơn rất nhiều so với chi phí khắc phục rủi ro hoặc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.

Quý khách vui lòng liên hệ đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp của Luật Thành Đô 24/7 qua số Tổng đài: 1900 1958 để được tư vấn và giải đáp.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn