Hợp đồng nhượng quyền thương mại và hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là hai loại hợp đồng mà nhiều người thường nhầm lẫn do chúng có khá nhiều điểm giống nhau. Trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại và hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019)

– Luật thương mại 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019)

– Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại

– Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại.

Phân biệt nhượng quyền thương mại và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
Phân biệt nhượng quyền thương mại và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

II. PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU NHÃN HIỆU

Hợp đồng nhượng quyền thương mại Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
1. Khái niệm Hợp đồng nhượng quyền thương mại là thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:

– Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.

– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là thỏa thuận giữa các bên, theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chủ thể được chủ sở hữu nhãn hiệu cấp phép cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi quyền sử dụng của mình.
2. Chủ thể – Bên nhượng quyền

– Bên nhận quyền

=> Cả hai bên đều phải có tư cách thương nhân và đáp ứng đầy đủ những điều kiện nhất định do pháp luật quy định.

– Bên chuyển giao

– Bên nhận chuyển giao

=> Cả hai bên không bắt buộc phải có tư cách thương nhân.

3. Đối tượng Hợp đồng nhượng quyền thương mại có đối tượng rộng hơn, bao gồm các đối tượng sở hữu công nghiệp và các yếu tố khác (bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu có đối tượng hẹp hơn (chỉ bao gồm quyền sử dụng nhãn hiệu)
4. Mối quan hệ giữa các bên chủ thể – Có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ giữa các bên chủ thể trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.

– Bên nhận quyền phải tuân theo những tiêu chuẩn kĩ thuật do bên nhượng quyền đặt ra, đồng thời phải chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền.

– Bên nhượng quyền có nghĩa vụ giúp đỡ, hỗ trợ bên nhận quyền trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng.

– Bên chuyển giao có quyền kiểm tra chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu của bên được chuyển giao để đảm bảo uy tín của nhãn hiệu.

– Các bên thường không có sự hỗ trợ nhau về việc huấn luyện, đào tạo, hoặc nếu có chỉ là sự hỗ trợ ban đầu khi chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu.

5. Chi phí – Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có 2 loại phí.

+ Phí trả trước: là chi phí bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền để khai thác, sử dụng quyền thương mại. Phí trả trước còn bao gồm chi phí đào tạo, huấn luyện, chi phí cho các trang thiết bị, đồ đạc cố định.

+ Phí thường xuyên: là khoản phí bên nhận quyền phải trả thường xuyên cho bên nhượng quyền trên cơ sở tổng doanh thu để duy trì quyền thương mại đã được chuyển giao.

Phí chuyển giao do các bên thỏa thuận trên cơ sở định giá.

Mức phí có thể là một khoản cố định hoặc tính theo tỉ lệ phần trăm lợi nhuận / doanh thu có được từ việc khai thác, sử dụng nhãn hiệu.

6. Hiệu lực của hợp đồng Theo điều 14 Nghị định 35/2006/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 120/2011/NĐ-CP):

Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Nếu trong hợp đồng có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Khoản 2 Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ:

Hợp đồng có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.

7. Hậu quả pháp lí Sau khi bên nhượng quyền chuyển quyền thương mại cho bên nhận quyền không làm chấm dứt quyền của bên nhượng quyền đối với quyền thương mại được chuyển giao. Kể từ thời điểm hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu có hiệu lực, bên chuyển nhượng chấm dứt quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và làm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng.
8. Nguồn luật điều chỉnh Pháp luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành. Pháp luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề Phân biệt nhượng quyền thương mại và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu:

Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại và hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký chuyển giao công nghệ

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô về vấn đề phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại và hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật 0919 089 888 để được hỗ trợ giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)