Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng bảo hộ) là loại giấy tờ quan trọng ghi nhận chủ sở hữu của nhãn hiệu, đối tượng, phạm vi và thời gian bảo hộ. Trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đơn có bị sai sót về mặt hình thức, nội dung hoặc chủ đơn có sự thay đổi về địa chỉ, tên,… chủ đơn đăng ký nhãn hiệu cần thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, công ty Luật Thành Đô gửi tới quý bạn đọc bài viết: Sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sủa đổi bổ sung 2009;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

– Thông tư số 263/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

II. NHỮNG NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Để tiến hành thủ tục sửa đổi bổ sung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đầu tiên chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải biết được những nội dung được phép sửa đổi, bổ sung trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tại Điều 97 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 20 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định nội dung được phép sửa đổi, bổ sung trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

– Yêu cầu sửa đổi, thay đổi chủ văn bằng bảo hộ:

+ Thay đổi về tên, địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ;

+ Thay đổi chủ văn bằng bảo hộ ( do chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế, kế thừa, sáp nhập, phân tách, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

– Sửa đổi một số chi tiết trong mẫu nhãn hiệu đã đăng ký;

– Sửa đổi mô tả bản tính chất, chất lượng đặc thù, khu vực địa lý, hoặc sửa đổi quy chế sử dụng đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận;

– Giảm bớt hàng hoá, dịch vụ hoặc giảm nhóm hàng hoá dịch vụ mang nhãn hiệu đã đăng ký mà không thay đổi mẫu nhãn hiệu.

Sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (ảnh minh họa)
Sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (ảnh minh họa)

III. VĂN BẢN YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Căn cứ vào thông tư 01/2007/TT-BKHCN để thực hiện sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu cần chuẩn bị các tài liệu:

– Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong đó nêu rõ yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung như: ghi nhận thay đổi về tên, địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ, thay đổi chủ văn bằng bảo hộ; Sửa đổi mô tả bản tính chất, chất lượng đặc thù, khu vực địa lý, hoặc sửa đổi quy chế sử dụng đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận…(Mẫu tờ khai quy định tại Phụ lục C Thông tư 01/2007/TT-BKHCN mẫu 01-SĐVB);

– Bản gốc văn bằng bảo hộ;

– Tài liệu xác nhận việc sửa đổi hợp pháp (Ví dụ bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ghi nhận nội dung sửa đổi…);

– Tài liệu thuyết minh chi tiết về nội dung sửa đổi (trong trường hợp không có giấy tờ, tài liệu xác nhận việc sửa đổi hợp pháp);

– Giấy tờ chứng minh việc chuyển quyền như thừa kế, chuyển nhượng… Nếu trong trường hợp thay đổi chủ văn bằng do chuyển quyền;

– 05 mẫu nhãn hiệu đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi chi tiết nhãn hiệu); 02 quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã sửa đổi (trong trường hợp nếu yêu cầu sửa đổi nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận);

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp yêu cầu thông qua đại diện);

– Chứng từ nộp lệ phí.

IV. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

4.1. Trình tự thực hiện sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Trình tự thực hiện sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương đối đơn giản. Sau khi chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chuẩn bị đầy đủ tài liệu được đề cập tại Mục II bài viết nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ phải xem xét yêu cầu sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu xét thấy yêu cầu là hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng bạ và công bố quyết định sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Ngược lại, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người yêu cầu thông báo dự định từ chối chấp nhận việc sửa đổi, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày Cục ra thông báo để người đó sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu trong thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng, thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối yêu cầu sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

4.2. Lệ phí nhà nước

Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định các khoản lệ phí chủ đơn phải nộp đối với hồ sơ sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

Lệ phí công bố: 120.000 đồng

Phí thẩm định: 160.000 đồng

Phí đăng bạ: 120.000 đồng

5 ly do nen du dung dich vu phap ly cua luat thanh do scaled
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm điện ảnh

Hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền tác phẩm báo chí

Trên đây là một số tư vấn của công ty liên quan đến “Sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu”. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, khi đến với Luật Thành Đô Quý khách sẽ được tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Đánh giá bài viết này