So sánh các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình trình sản xuất, lưu thông tiêu dùng. Tùy thuộc vào đối tượng khác nhau khi tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) sẽ áp dụng phương pháp tính khác nhau. Theo quy định hiện hành tính thuế GTGT theo hai phương pháp là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

Và ở bài viết này, Luật Thành Đô sẽ căn cứ vào những quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay để phân tích rõ hơn cũng như so sánh giữa hai phương pháp tính thuế GTGT trên.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2016);

– Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế;

– Nghị định 209/2013/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng;

– Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng;

– Thông tư số 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013;

– Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC.

So sánh các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
So sánh các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

II. SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GTGT

2.1. Giống nhau

Phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên phấn giá trị tăng thêm đều là các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, được thu qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Hai phương pháp đều giống nhau về các loại giấy tờ, biểu mẫu, chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính.

2.2. Khác nhau

Tiêu chí Phương pháp khấu trừ thuế Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng
Đối tượng áp dụng – Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định;

– Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí;

– Doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

 

– Doanh nghiệp đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế;

– Doanh nghiệp mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế;

– Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

Cách tính Số thuế GTGT phải nộp = (Thuế giá trị gia tăng đầu ra) – (Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ).

Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán hàng ghi trên hóa đơn GTGT.

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.

Trường hợp 1: Áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

Số thuế GTGT phải nộp = (GTGT của vàng, bạc, đá quý) x (Thuế suất)

Trường hợp 2: Áp dụng đối với cá nhân, hộ kinh doanh; doanh nghiệp, hợp tác xã có mức doanh thu dưới 1 tỉ đồng; cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh nhưng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam

Số thuế GTGT phải nộp = (Doanh thu) x (tỷ lệ (%) ấn định)

 

Thuế suất Bao gồm 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%.

+ Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.

+ Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.

+ Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.

Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

+ Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%

+ Sản xuất vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%

 

Loại hóa đơn sử dụng Hóa đơn GTGT

(Trường hợp trên hóa đơn GTGT không ghi khoản thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế GTGT)

Hóa đơn bán hàng
5 ly do nen su dung dich vu phap ly
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý Luật Thành Đô

Bài viết liên quan các phương pháp tính thuế:

Phân biệt thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng

Phân biệt không chịu thuế và chịu thuế 0% (Thuế giá trị gia tăng)

Trên đây là bài viết của Luật Thành Đô về so sánh hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị gia tăng. Nếu quý độc giả còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)