- Chuyên mục: Tư vấn luật thuế - kế toán
- Ngày đăng: 22/06/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Thuế là nguồn đóng góp của cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ chức nhằm thúc đẩy việc xây dựng và phát triển của đất nước. Trong đó, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt nói riêng là những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Đây đều là các loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa, dịch vụ tuy nhiên giữa hai loại thuế này có nhiều điểm khác biệt về bản chất, đặc điểm cũng như căn cứ tính thuế. Sau đây, Luật Thành Đô xin đưa ra những tiêu chí phân biệt hai loại thuế này như sau:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, sửa đổi bổ sung năm 2013
– Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, sửa đổi bổ sung năm 2014
– Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14
– Luật số 71/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế
– Luật số 106/2016/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế
II. KHÁI NIỆM THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB) là loại thuế đánh vào hành vi tiêu thụ một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ là chênh lệch giữa giá bán ra của hàng hóa, dịch vụ với giá mua vào tương ứng trong kỳ tính thuế.

III. PHÂN BIỆT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Ta có bảng so sánh với những tiêu chí cơ bản như sau:
Tiêu chí | Thuế TTĐB | Thuế GTGT |
Đối tượng chịu thuế | – Đối tượng chịu thuế hẹp hơn thuế GTGT, chỉ áp dụng đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, ảnh hưởng đến sức khỏe hay không khuyến khích sử dụng. Ví dụ: thuốc lá, rượu bia, vàng mã, dịch vụ kinh doanh vũ trường, karaoke, xổ số… | – Áp dụng rộng rãi với hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, bao gồm:
+) Hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, tiêu dùng trong nước không phân biệt hình thức tiêu dùng +) Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu để tiêu dùng trong nước. |
Khâu đánh thuế | Thuế TTĐB chỉ được đánh một lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu, không đánh thuế TTĐB ở khâu lưu thông. | Thuế GTGT đánh trên toàn bộ doanh thu bán hàng hoặc trên giá trị tăng thêm của hàng hóa ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu sản xuất, lưu thông, tới khâu tiêu dùng. Ở khâu tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ là người trả thuế thông qua việc thanh toán. |
Đối tượng nộp thuế | Người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. |
Người nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT |
Căn cứ tính thuế | Căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất, trong đó:
+ Giá tính thuế TTĐB là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT, bao gồm các khoản thu thêm, được thu (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng. + Thuế suất: Thuế suất tỉ lệ gồm nhiều bậc, áp dụng cho từng nhóm mặt hàng, dịch vụ chịu thuế, với mức thuế cao nhất là 150% và thấp nhất là 10% |
Căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất, trong đó:
+ Giá tính thuế GTGT là giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT + Thuế suất: phụ thuộc vào từng danh mục hàng hóa nhất định. Hiện nay áp dụng 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10% |
Đối tượng được khấu trừ thuế | Đối tượng được khấu trừ thuế TTĐB là người sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu chịu thuế TTĐB nếu có chứng từ hợp pháp thì được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu khi xác định số thuế TTĐB phải nộp ở khâu sản xuất. | Đối tượng được khấu trừ thuế GTGT là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán hóa đơn chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. |
Vai trò | – Là công cụ giúp nhà nước quản lý đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hóa dịch vụ
– Là công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lí. |
Nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông phân phối hàng hóa, khuyến khích hoạt động xuất khẩu hàng hóa đồng thời thúc đẩy chế độ hạch toán, kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng. |
Bài viết cùng chủ đề:
Trường hợp nào không được khấu trừ thuế GTGT đầu nào?
Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về việc phân biệt thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0919 089 888 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn