Đăng ký bản quyền phần mềm là vấn đề được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Do hiện nay, vai trò của các sản phẩm trí tuệ trong cuộc sống không ngừng gia tăng, cùng với đó, nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng được nâng cao.

Các chủ thể đã tích cực sử dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, trong đó có việc đăng kí bản quyền phần mềm. Vậy, trình tự, thủ tục liên quan đến việc đăng kí bản quyền phần mềm được thực hiện như thế nào? Để giải quyết vấn đề trên, Luật Thành Đô trân trọng giới thiệu bài viết: “Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm”.

I. CƠ SỞ PHÁP LÍ

– Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019;

– Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan;

– Thông tư 211/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lí và sử dụng phí đăng kí quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.

II. KHÁI NIỆM PHẦN MỀM VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN

2.1. Phần mềm

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 thì Phần mềm (hay còn gọi là chương trình máy tính) làtập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.”

Ngoài ra, theo quy định tại Điểm m Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 thì phần mềm được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả, cụ thể là:Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu”.

Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm (ảnh minh họa)
Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm (ảnh minh họa)

2.2. Chủ thể có quyền đăng kí bản quyền phần mềm

Theo Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 quy định tổ chức, cá nhân trực tiếp sáng tạo ra phần mềm và chủ sở hữu phần mềm có quyền đăng kí bản quyền tác giả

III. THỦ TỤC ĐĂNG KÍ BẢN QUYỀN PHẦN MỀM

Khi có nhu cầu đăng kí bản quyền phần mềm, quý khách có trách nhiệm phải tuân thủ một số điều kiện và trình tự thủ tục như sau:

3.1. Danh mục hồ sơ

Theo quy định tại Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019, tác giả, chủ sở hữu phần mềm có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng kí quyền tác giả. Đơn đăng kí quyền tác giả gồm:

(1) Tờ khai đăng ký quyền tác giả. Trong đó, tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu phầm mềm hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu phầm mềm; tóm tắt nội dung phầm mềm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

(2) Hai bản sao phần mềm sử dụng để đăng ký quyền tác giả;

(3) Giấy uỷ quyền, nếu quý khách ủy quyền cho người khác nộp đơn;

(4) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

Lưu ý: Nếu phần mềm có đồng tác giả, đồng chủ sở hữu thì phải có văn bản đồng ý của các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu;

3.2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).

Cách thức nộp hồ sơ: Quý khách có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc nộp qua đường bưu điện.

3.3. Thời gian giải quyết hồ sơ

Theo quy định tại Điều 52 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng kí quyền tác giả thì thời hạn để giải quyết hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm là 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục bản quyền tác giả phải có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục bản quyền sẽ từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan vè thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho Quý khách.

3.4. Lệ phí

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC, lệ phí đăng kí bản quyền phần mềm là 600.000 đồng/phần mềm.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Bài viết cùng chủ đề đăng ký bản quyền phần mềm:

Đăng ký bản quyền chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu

Thủ tục gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Trên đây là những vấn đề pháp lí liên quan đến thủ tục đăng kí bản quyền phần mềm. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, đến với Luật Thành Đô Quý khách sẽ được tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến đăng kí bản quyền phần mềm.

5/5 - (1 bình chọn)