Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội giúp hàng hóa của các doanh nghiệp dễ tiếp cận các thị trường hấp dẫn trên thế giới hơn. Tiến hành đăng ký quốc tế nhãn hiệu là bước đầu tiên trong việc bảo hộ các lợi ích thương mại của doanh nghiệp ở nước ngoài và là một phần không thể thiếu của tất cả các chiến lược kinh doanh toàn cầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế. Trong bài viết sau đây, Luật Thành Đô sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Câu hỏi của khách hàng:

Xin chào Luật sư. Sắp tới công ty tôi dự định mở rộng thị trường sang châu Âu và muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở châu Âu. Tôi chưa rõ về trình tự, thủ tục đăng ký như thế nào, mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019;

– Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa;

– Nghị định thư Madrid;

– Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

– Thông tư 13/2010/TT-BKHCN;

– Thông tư 18/2011/TT-BKHCN;

– Thông tư 05/2013/TT-BKHCN;

– Thông tư 16/2016/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013.

II. LỢI ÍCH KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU Ở NƯỚC NGOÀI

Theo quy định của pháp luật hiện hành, nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì chỉ có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, để nhãn hiệu được bảo hộ tại nước đó, chủ sở hữu nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước đó.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp có thể xâm nhập, yên tâm tạo lập, phát triển thị trường xuất khẩu, chống lại các hành vi vi phạm nhãn hiệu, cạnh tranh không lành mạnh hoặc chiếm đoạt nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh.

Để đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài có hai cách phổ biến:

– Cách 1: Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia

– Cách 2: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid

Khi đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ cần nộp một đơn, bằng một ngôn ngữ, với một khoản phí, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ tại hơn 110 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước thành viên của Liên minh châu Âu.

III. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU QUỐC TẾ CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM THEO HỆ THỐNG MADRID

a. Điều kiện nộp đơn

Quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam.

– Người đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Thỏa ước Madrid.

– Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và người đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.

b. Hồ sơ đăng ký

– Hồ sơ đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam gồm:

(i) 02 Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, đánh máy theo mẫu số: 06-ĐKQT Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

(ii) 02 bản Tờ khai MM2 (đăng tải tại website: http://wipo.int);

Lưu ý:

– Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định nước muốn được đăng ký bảo hộ là thành viên Thỏa ước Madrid và không chỉ định bất kỳ nước nào là thành viên Nghị định thư Madrid phải được làm bằng tiếng Pháp.

– Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghị định thư Madrid, kể cả đồng thời chỉ định nước là thành viên Thỏa ước Madrid phải được làm bằng Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

(iii) 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo (Trường hợp đăng ký là nhãn hiệu màu thì ngoài 05 mẫu nhãn hiệu màu, người nộp đơn cần nộp 05 mẫu nhãn hiệu đen, trắng);

(iv) Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

(v) Bản phô tô đơn đăng ký cơ sở hoặc bản phô tô Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

(vi) 02 bản MM18 trong trường hợp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định vào Hoa Kỳ;

(vii) Phí thẩm định sơ bộ hình thức nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ: 2.000.000 VNĐ;

(viii) Phí nộp cho Văn phòng quốc tế có đăng tải tại website: http://wipo.int

Hiện tại chi phí này gồm: 653 franc Thụy Sĩ (17 triệu) với nhãn hiệu đen trắng hoặc 903 franc Thụy Sĩ (23,5 triệu) với nhãn hiệu màu, cộng thêm chi phí phụ thuộc vào quốc gia muốn bảo hộ và số lượng nhóm hàng hóa, dịch vụ muốn bảo hộ.

c. Hình thức nộp đơn

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ:

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Trường hợp nộp hồ sơ đơn qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

d. Thời gian xử lý đơn

– Đối với đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid, trong vòng 18 tháng kể từ khi nộp đơn hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời hạn quy định. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm và có thể gia hạn thêm.

– Đối với đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid, trong vòng 12 tháng, kể từ khi đơn được nộp hợp lệ nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời hạn quy định. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 20 năm và có thể gia hạn thêm.

5 lý do nên dử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên dử dụng dịch vụ của luật thành đô

Các bài viết liên quan:

Tự dịch sách rồi đăng miễn phí trên mạng có vi phạm bản quyền không?

Có được đặt tên quán ăn trùng nhau không ?

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Thành Đô, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 0919 089 888 để được hỗ trợ giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)