Trong quan hệ lao động, Hợp đồng lao động là văn bản thể hiện các nội dung thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Đây là văn bản pháp lý xác thực nhất trong quan hệ lao động. Để đảm bảo quyền lợi của các bên, đặc biệt là quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động, Công ty Luật Thành Đô thực hiện tư vấn về hợp đồng lao động như nội dung bài viết đề cập dưới đây.

tu van ve hop dong lao dong
tư vấn hợp đồng lao động

I. TƯ VẤN VỀ PHẠM VI, HÌNH THỨC, LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

– Về phạm vi hợp đồng lao động:

Theo quy định, phạm vi đối tượng của HĐLĐ được áp dụng với tất cả người lao động làm việc trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện và có nhu cầu thuê mướn, sử dụng lao động, trừ phạm vi đối tượng sau đây:

+ Những người thuộc đối tượng điều chỉnh là Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức ( những người đã là công chức, viên chức vẫn có thể tham gia quan hệ HĐLĐ nếu công việc của họ không bị pháp luật cấm);

+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ;

+ Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước;

+ Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;

+ Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó;

+ Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp;

+ Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.

– Chủ thể của hợp đồng lao động:

Chủ thể của HĐLĐ gồm người lao động và người sử dụng lao động, trong đó:

– Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

– Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đối với từng trường hợp mà pháp luật có quy định riêng. Cụ thể:

+ Đối với người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam: Điều 169 BLLĐ

+ Đối với người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam: Điều 168 BLLĐ

Ngoài ra, trong một số trường hợp pháp luật quy định ngoại lệ về điều kiện chủ thể của HĐLĐ, ví dụ: sử dụng lao động dưới 15 tuổi để làm những công việc mà pháp luật cho phép; không được sử dụng lao động nữ, lao động tàn tật, lao động cao tuổi,.. làm những công việc mà pháp luật cấm.

Đối với người lao động, việc giao kết HĐLĐ mang tính trực tiếp, không được ủy quyền ( trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 BLLĐ đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng). Đối với người sử dụng lao động, họ có thể ủy quyền cho người khác kí kết HĐLĐ, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân.

tu van ve hop dong lao dong nam 2020
tư vấn hợp đồng lao động

– Hình thức của hợp đồng lao động

HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

HĐLĐ bằng văn bản được áp dụng cho các loại sau đây:

– HĐLĐ không xác định thời hạn

– HĐLĐ xác định thời hạn từ ba tháng trở lên

– HĐLĐ với người giúp việc gia đình (Điều 180 BLLĐ)

– HĐLĐ với nhân viên phục vụ làm thuê cho cơ sở kinh doanh Karaoke

HĐLĐ bằng lời nói do các bên thỏa thuận thông qua sự đàm phán thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản, quá trình giao kết có thể có hoặc không có người làm chứng tùy theo yêu cầu của các bên. Khi giao kết bằng lời nói, các bên đương nhiên phải tuân thủ pháp luật về giao kết HĐLĐ. HĐLĐ bằng lời nói được áp dụng đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng.

HĐLĐ bằng hành vi thể hiện thông qua hành vi của các chủ thể khi tham gia quan hệ. Ví dụ: hành vi làm việc của người lao động; hành vi bố trí công việc, trả lương của người sử dụng lao động.

– Về loại hợp đồng lao động: Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động năm 2012 thì hợp đồng lao động được giao kết theo một trong các loại sau đây:

+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó các bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Là loại hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;

+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

II. TƯ VẤN VỀ CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Hợp đồng lao động là sự tự do thỏa thuận theo ý trí của người lao động và người sử dụng lao động, do đó, các bên được quyền tự do thỏa thuận và ký kết những điều khoản trong hợp đồng để phù hợp với điều kiện và tính chất công việc. Tuy nhiên, về cơ bản nội dung một hợp đồng lao động cần phải có các điều khoản cở bản sau:

– Thông tin các bên trong hợp đồng

+ Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp: Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; trường hợp là cá nhân thuê mướn sử dụng lao động thì ghi họ và tên người sử dụng lao động theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp.

+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

– Công việc và địa điểm làm việc

+ Công việc: Công việc mà người lao động phải thực hiện;

+ Địa điểm làm việc của người lao động: Phạm vi, địa điểm người lao động làm công việc đã thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi các địa điểm chính người lao động làm việc.

– Thời hạn của hợp đồng lao động

Thời gian thực hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).

Từ thời hạn lao động, ta có thể xác định được loại hợp đồng lao động.

tong dai tu van phap luat
tổng đài tư vấn pháp luật

– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

Mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này;

+ Hình thức trả lương xác định theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật Lao động;

+ Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật Lao động.

Các bên tự do thỏa thuận về các khoản bổ sung khác và phụ cấp nhưng phải ghi rõ mức tiền và điều kiện được hưởng.

+ Chế độ nâng ngạch, nâng bậc, nâng lương: Các bên thỏa thuận rõ về Điều kiện, thời gian, thời điểm, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương.

+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Các bên thỏa thuận cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên nguyên tắc:

Thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày, tuần hoặc ca làm việc; số ngày làm việc trong tuần; làm thêm giờ và các điều khoản liên quan khi làm thêm giờ;

Thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.

– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế

+ Tỷ lệ % tính trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và của người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

+ Phương thức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động và của người lao động.

Các điều khoản khác do hai bên thỏa thuận

Tùy thuộc vào tính chất của công việc mà các bên có thể thỏa thuận một số vấn đề khác như:

– Chế độ bảo hộ lao động;

– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp;

– Quyền và nghĩa vụ giữa các bên;

– Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

– Các bên ký kết hợp đồng lao động trên nguyên tắc: Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

III. CÁCH THỨC LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ TƯ VẤN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật Thành Đô

Cách 1: Tư vấn qua tổng đài điện thoại trực tuyến: 1900.1958

Cách 2: Tư vấn trực tiếp và sử dụng dịch vụ

Công ty Luật TNHH Thành đô Việt Nam có trụ sở Lô 03 – Khu B3 – Shophouse 24h – Đường Tố Hữu – Thành phố Hà Nội, Điện thoại: (024) 6680 6683 – (024) 3789 8686 Quý khách hàng có thể đến trực tiếp tại địa chỉ trên để yêu cầu tư vấn trực tiếp tại văn phòng công ty.

IV. PHẠM VI TƯ VẤN VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG DO CÔNG TY LUẬT THÀNH ĐÔ

– Tư vấn về điều kiện giao kết, hình thức, loại hợp đồng lao động;

– Tư vấn về nội dung hợp đồng lao động;

– Tư vấn về thử việc;

– Tư vấn về bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

– Tư vấn về tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động;

– Tư vấn về bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

– Tư vấn về tiền lương bao gồm hình thức, chế độ trả lương, nâng lương và các vấn đề khác có liên quan đến tiền lương;

– Tư vấn quy định về kỷ luật lao động và bồi thường vật chất;

– Tư vấn về các hình thức kỷ luật lao động;

– Tư vấn giải quyết Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)