Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những năm gần đây tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng tính cả về số lượng và tính chất phức tạp. Các tranh chấp đất đai trên thực tiễn diễn ra rất gay gắt và phát sinh ở hẩu hết các địa phương trên cả nước.

Tuy nhiên thực tiễn đã phản ánh không ít cá nhân khi đứng trước một vụ tranh chấp về đất đai còn tỏ ra lung túng chưa biết cách xử lý, cần đến sự can thiệp của cơ quan nào để giải quyết? Vì vậy, Luật Thành Đô xin tư vấn cụ thể vấn đề này như sau:

Luật sư trả lời:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13;

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

II. TƯ VẤN CƠ QUAN CÓ THÂM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 đã quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất hoặc giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Như vậy, tranh chấp đất đai có thể được hiểu là sự tranh chấp về quyền quản lý, quyền sử dụng xung quanh một khu đất cụ thể mà mỗi cá nhân đều cho rằng mình phải được quyền đó do pháp luật quy định và bảo hộ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 Nhà nước đã khuyến khích các bên nếu có tranh chấp về đất đai nên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải tại cơ sở. Tự hòa giải giữa các bên khi có tranh chấp đất đai được thực hiện theo hai hình thức sau:

  • Các bên có tranh chấp sẽ thực hiện tự hòa giải; hoặc
  • Hòa giải tại cơ sở thông qua hòa giải viên.

Pháp luật đặt ra quy định này nhằm cho người dân áp dụng biện pháp hòa giải khi có tranh chấp giúp đảm bảo quyền quyết định của mỗi cá nhân khi tham gia quan hệ pháp luật này. Tuy nhiên khi các bên xảy ra tranh chấp không thể hòa giải hoặc chủ thể trong quan hệ đó viết đơn yêu cầu thì cơ quan Nhà nước sẽ can thiệp vào giải quyết.

Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp: “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật có thể phân chia thành nhiều trường hợp để áp dụng thẩm quyền của từng cơ quan vào giải quyết tranh chấp đất đai:

2.1 cơ quan có thẩm quyền thuộc về Cơ quan hành chính

Chủ tịch UBND cấp huyện: Sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai với đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tranh chấp đất đai mà không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013;

Chủ tịch UBND cấp tỉnh: Sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc đối tượng mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có voosnd dầu tư nước ngoài trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Các đối tượng tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013

Trường hợp 2: Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết nhưng các bên không đồng ý mà còn đơn khiếu nại.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc đối tượng mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có voosnd dầu tư nước ngoài khi các đối tượng này đã được giải quyết tranh chấp bởi Chủ tịch UBND cấp tỉnh nhưng các bên không đồng ý mà còn đơn khiếu nại.

2.2. Cơ quan có thẩm quyền là Tòa án nơi có đất tranh chấp.

Khác với những cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai là cơ quan hành chính, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết không phụ thuộc và đối tượng tranh chấp. Tức Tòa án không phân biệt các bên tranh chấp là giữa hộ gia đình, cá nhân hay tổ chức,… Tất cả các đối tượng này đều có thể khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục Tố tụng dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trường hợp 1: Khi các bên tranh chấp có: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong số các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai; Hoặc tranh chấp giữa các bên là tranh chấp về tài sản găn slieenf với đất

Trường hợp 2: Các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai

Trường hợp 3: Các bên không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh mà có đơn khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.

Bài viết tham khảo: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất xin phép cơ quan nào ?

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu quý bạn đọc còn có những băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0919.089.888 của Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết./.

5/5 - (1 bình chọn)