- Chuyên mục: Tư vấn doanh nghiệp
- Ngày đăng: 23/04/2021
- Tác giả: Ban biên tập
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sơ hữu sẽ hoạt động và quản lý theo mô hình nào?
Bài viết: “Mô hình quản lý trong công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu” của Luật Thành Đô sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật doanh nghiệp năm 2020;
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định số 122/2020/NĐ-CP về liên thông các thủ tục về khởi sự kinh doanh;
– Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 01 năm 2019 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam;
– Các văn bản pháp luật có liên quan.
Quý khách hàng tham khảo bài viết trên, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan vui lòng liên hệ Luật Thành Đô để được hướng dẫn và giải đáp tận tình.
II. MÔ HÌNH QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DO TỔ CHỨC LÀM CHỦ SỞ HỮU
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
(1) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
(2) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
– Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định.
Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 của Luật doanh nghiệp năm 2020.
– Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
– Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020.
– Chủ tịch công ty do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Điều lệ công ty, Luật doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Hội đồng thành viên có từ 03 đến 07 thành viên. Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Điều lệ công ty, Luật doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.
III. THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DO TỔ CHỨC LÀM CHỦ SỞ HỮU
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, thành phần hồ sơ bao gồm:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
(2) Điều lệ công ty;
(3) Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với trường hợp công ty TNHH một thành viên được thành lập theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
(4) Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
– Giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo ủy quyền đối với trường hợp công ty TNHH một thành viên được thành lập theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc
– Giấy tờ pháp lý cá nhân của những người đại diện theo ủy quyền đối với trường hợp công ty TNHH một thành viên được thành lập theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
– Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước)
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
(5) Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu do người được ủy quyền (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
– Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Qua dịch vụ bưu chính;
– Qua mạng thông tin điện tử.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Quý khách hàng tham khảo bài viết trên, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan vui lòng liên hệ Luật Thành Đô để được hướng dẫn và giải đáp tận tình.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn