Hợp đồng PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP.

Như vậy, Hợp đồng PPP là hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp để triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi đã lựa chọn nhà đầu tư phù hợp. Để các nhà đầu tư có thể tìm hiểu rõ hơn về điều kiện đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: Điều kiện đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư số 64/2020/QH14;

– Luật đầu tư số 61/2020/QH14;

– Biểu cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO;

– Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều kiện đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
Điều kiện đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

II. ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG PPP

Căn cứ khoản 1 điều 14 Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư quy định về điều kiện lựa chọn dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP như sau:

1. Điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:

a) Sự cần thiết đầu tư;

b) Thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này và đáp ứng quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này;

c) Không trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án;

d) Có lợi thế so với các hình thức đầu tư khác;

đ) Có khả năng bố trí vốn nhà nước trong trường hợp có nhu cầu sử dụng vốn nhà nước.

Theo đó, khi lựa chọn dự án đầu tư theo phương thức PPP, nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Đánh giá sự cần thiết đầu tư đối với dự án;

– Các dự án thuộc lĩnh vực tại khoản 1 điều 4 của Luật này bao gồm: Giao thông vận tải; Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực; Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải; Y tế; giáo dục – đào tạo; Hạ tầng công nghệ thông tin. Và các dự án này phải có quy mô tối thiểu không thấp hơn 100 tỷ đồng.

– Các dự án này không trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư;

– Các dự án này khi triển khai theo hình thức PPP sẽ có lợi thế so với các hình thức đầu tư khác;

– Có khả năng bố trí vốn nhà nước trong trường hợp có nhu cầu sử dụng vốn nhà nước.

III. HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG PPP

Căn cứ Mục 2 Chương III Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư quy định về hình thức lựa chọn nhà đầu tư thì hiện nay có bốn hình thức lựa chọn nhà đầu tư như sau:

– Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà đầu tư tham dự. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho tất cả các dự án đầu tư PPP trừ trường hợp thực hiện theo các hình thức khác.

– Đàm phán cạnh tranh: Đàm phán cạnh tranh là hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong các trường hợp sau:

(i) khi có không có 03 nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án đầu tư được mời tham dự;

(ii) Dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;

(iii) Dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

– Chỉ định đầu tư: Chỉ định nhà đầu tư là việc chủ đầu từ dự án PPP lựa chọn nhà đầu tư thông qua việc chỉ định trực tiếp cho một nhà đầu tư cụ thể. Chỉ định đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau:

(i) Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước;

(ii) Các dự án cần phải lựa chọn ngay nhà đầu tư thay thế để bảo đảm tính liên tục trong quá trình thực hiện dự án.

– Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt: Là trường hợp dự án đầu tư PPP xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thực lựa chọn nhà đầu tư còn lại. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền tình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư.

Bài viết cùng chủ đề:

hình thức đầu tư theo hợp đồng PPP

đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

Trên đây là toàn bộ điều kiện đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP. Nếu Quý độc giả còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến thủ tục này, vui lòng liên hệ Luật Thành Đô để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết này