- Chuyên mục: Tư vấn đầu tư
- Ngày đăng: 05/10/2021
- Tác giả: Luật sư Nguyễn Lâm Sơn
Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp là một trong những hình thức đầu tư phổ biến của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư kinh doanh vào Việt Nam. Đối với hình thức đầu tư này, thay vì thành lập tổ chức kinh tế mới, nhà đầu tư chỉ cần góp vốn vào một tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam, thủ tục này tương đối đơn giản hơn so với hình thức thành lập mới tổ chức kinh tế. Để nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về thủ tục này, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: “Mẫu văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp”
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
– Luật đầu tư số 61/2020/QH14;
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư;
– Thông tư số 03/2021/TT-BHKĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;
– Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

II. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, MUA PHẦN VỐN GÓP
Căn cứ điều 28 Luật đầu tư quy định về hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp như sau:
“1. Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
b) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.”
Theo đó, nhà đầu tư có thể góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần tùy thuộc vào định hướng cũng như mong muốn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, nhà đầu tư cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với ngành nghề kinh doanh, tỷ lệ phần vốn góp,… để có phương án đầu tư phù hợp.
III. MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP
Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp là một thành phần bắt buộc trong hồ sơ đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và được quy định tại mẫu A.I.7 Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT. Vì vậy để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về văn bản này, Luật Thành Đô hướng dẫn cách điều mẫu văn bản sau: Tải về tại đây

Bài viết cùng chủ đề:
Thủ tục điều chỉnh chấp thuận chủ trương của ban quản lý các khu công nghiệp
Hồ sơ điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc Hội
Thẩm quyền điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thành Đô về mẫu văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. Nếu Quý độc giả còn có bất cứ vướng mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ Công ty Luật Thành Đô để được tư vấn và giải đáp chi tiết.
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn