Phân phối rượu là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó doanh nghiệp cần phải xin giấy phép phân phối rượu để được phép kinh doanh. Thủ tục xing giấy phép phân phối rượu tương đối phức tạp, vì vậy sau khi có giấy phép, doanh nghiệp cần thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định để không bị xử phạt hay thu hồi giấy phép. Để Quý độc giả hiểu rõ hơn về các hình thức xử phạt vi phạm trong hoạt động kinh doanh lĩnh vực phân phối rượu, Luật Thành Đô xin giới thiệu bài viết: “Quy định xử phạt doanh nghiệp không có giấy phép phân phối rượu”.

Xử phạt doanh nghiệp không có giấy phép phân phối rượu
Xử phạt doanh nghiệp không có giấy phép phân phối rượu

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT DOANH NGHIỆP KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP PHÂN PHỐI RƯỢU

– Luật đầu tư năm 2020;

– Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019;

– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;

– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;

– Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

– Các văn bản pháp luật có liên quan.

II. XỬ PHẠT DOANH NGHIỆP KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP PHÂN PHỐI RƯỢU

Khoản 3 điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm trong trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thì doanh nghiệp kinh doanh phân phối rượu khi chưa có giấy phép sẽ bị xử phạt như sau:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;

b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;

c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;

d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.

4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.”

Như vậy, khi doanh nghiệp chưa có giấy phép kinh doanh phân phối rượu nhưng vẫn thực hiện kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, nếu trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh thì sẽ bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ phải nộp loại toàn bộ số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ hành vi kinh doanh phân phối rượu khi chưa có giấy phép kinh doanh.

III. MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM KHÁC

Ngoài những trường hợp trên, doanh nghiệp kinh doanh phân phối rượu sẽ bị xử phạt vi phạm khi thực hiện các hành vi sau đây:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;

b) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;

c) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.”

Theo đó, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi thực hiện hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh; cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh; Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi thực hiện hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.

5 lý do nên sử dụng dịch vụ của luật thành đô
5 lý do nên sử dụng dịch vụ của Luật Thành Đô

Bài viết có thể bạn quan tâm: Điều kiện xin giấy phép bán buôn rượu

Trên đây là toàn bộ nội dung về việc xử phạt các hành vi vi phạm liên quan đến giấy phép phân phối rượu. Nếu Quý độc giả còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến thủ tục này, xin vui lòng liên hệ với công ty Luật Thành Đô để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết này