- Chuyên mục: Tư vấn giấy phép
- Ngày đăng: 05/02/2021
- Tác giả: Ban biên tập
Kinh doanh rượu là ngành nghề kinh doanh rượu theo Phụ lục IV Luật đầu tư do vậy, cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh mặt hàng rượu,cụ thể là bán buôn rượu phải đáp ứng các điều kiện của pháp luật và phải có Giấy phép bán buôn rượu. Điều kiện xin giấy phép bán buôn rượu sẽ được Luật Thành Đô hướng dẫn tại bài viết dưới đây để Quý khách hàng tham khảo.
I. Căn cứ pháp lý về điều kiện xin giấy phép bán buôn rượu
– Luật đầu tư năm 2014;
– Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia
– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;
– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;
– Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
– Các văn bản pháp luật có liên quan.

II. Điều kiện kinh doanh bán buôn rượu
Theo quy định của Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì điều kiện kinh doanh rượu chỉ áp dụng cho các sản phẩm rượu có đồ cồn từ 5,5 độ trở lên. Theo đó, doanh nghiệp bán buôn rượu cần đáp ứng các điều kiện chung và điều kiện cụ thể như sau:
1) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2) Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với ít nhất 01 thương nhân bán lẻ rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán lẻ rượu
3) Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác,
Lưu ý: Các điều kiện về an toàn thực phẩm, diện tích sàn sử dụng từ 50 m2 trở lên, phòng cháy chữa cháy,…tuy đã được bãi bỏ theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP tuy nhiên Luật Thành Đô tư vấn các doanh nghiệp bán buôn rượu vẫn nên đáp ứng các điều kiện trên.
III. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán buôn rượu
3.1. Quyền và nghĩa vụ chung:
a) Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
b) Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền; cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp;
c) Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán buôn rượu:
a) Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong, nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;
b) Bán rượu cho các thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;
c) Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;
d) Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép
IV. Kinh doanh bán buôn rượu mà không có giấy phép hoặc không đáp ứng đủ điều kiện thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy đinh về trường hợp xử phat vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
Như vậy trong trường hợp doanh nghiệp (i) Không xin giấy phép bán buôn rượu hoặc (ii) Không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh bán buôn rượu thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng.
Ngoài ra doanh nghiệp còn phải chịu hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định sau:
- Hình thức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Bài viết có thể bạn quan tâm:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhập khẩu rượu
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thành Đô về Điều kiện bán buôn rượu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ tư vấn pháp luật trực tuyên qua tổng đài điện thoại số 0919 089 888 để được giải đáp!
Vui lòng để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn

- Hotline: 0919.089.888
- Tổng đài: 024 3789 8686
- luatsu@luatthanhdo.com.vn